Bệnh thường gặp hôm nay

Bà bầu bị viêm họng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Chị em phụ nữ viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu rất phổ biến, do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai khiến sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm. Vậy khi bà bầu bị viêm họng điều trị như thế nào?

Bà bầu bị viêm họng là như thế nào?

Bị viêm họng trong thai kỳ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. nhiều trường hợp bắt buộc phải điều trị mới hết dấu hiệu bà bầu bị đau họng.

Viêm họng là bệnh thường gặp trong thai kỳ. bệnh gây ra mối đe dọa nhất định đối với sức khỏe của thai nhi. viêm họng gây suy yếu sức khỏe của người mẹ, nguy hiểm đến sức khoẻ của bào thai. vậy chữa như thế nào để an toàn cho bà bầu?

Dấu hiệu viêm họng ở bà bầu?

Bà bầu bị viêm họng bao gồm các dấu hiệu như:

- Khô họng, đau, rát họng

- Có thể ho khan hoặc ho có đờm

- Sổ mũi, hắt hơi

- Khô và đau hốc mũi, gốc mũi

- Hơi thở có mùi tanh, đặc biệt là khi mới ngủ dậy

- Có thể khó nuốt

Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thì cơ thể sẽ bải hoải, mệt mỏi có thể sốt cho mẹ bầu.

ba bau bi viem hong: dau hieu, nguyen nhan va cach phong tranh - 1

Bị viêm họng trong thai kỳ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. ảnh minh họa

Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng

- Một vài nguyên nhân thường thấy nhất dẫn đến bà bầu bị viêm họng là:

- Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp.

- Ăn mặn thường xuyên làm tổn thương niêm mạc họng.

- Tăng tiết dịch màng nhầy.

- sức đề kháng giảm khi mang thai dễ khiến phụ nữ mắc các căn bệnh do vi khuẩn trong môi trường gây ra.

- Rối loạn nội tiết tố khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh.

- người có thai thường có cảm giác nóng bức, uống quá nhiều nước đá hoặc ngồi trước quạt quá lâu cũng có thể gây ra viêm họng cho bà bầu.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà bầu dễ dàng điều trị bệnh viêm họng hơn. thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, chính vì thế, các mẹ không nên tự ‎ý điều trị mà cần tham vấn ‎y khoa của bác sĩ chuyên môn.

Phương pháp điều trị cho bà bầu bị viêm họng

Hiện tượng viêm họng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng với những người sức khỏe bình thường. tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, viêm họng lại gây ra nhiều nỗi lo lắng. trong thực tế cuộc sống thường ngày, các trường hợp viêm họng thường được bác sĩ kê đơn Thu*c có kháng sinh, kháng viêm. nhiều loại Thu*c kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ nếu dùng với liều lượng quá mức.

Bà bầu bị viêm họng nên súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày sát khuẩn và giảm cảm giác đau họng. một trong những cách chữa đau rát họng cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất là súc miệng bằng nước muối. nước muối pha loãng có tính sát trùng, giúp làm giảm bớt lượng vi khuẩn có hại tồn tại ở vị trí viêm nhiễm trong họng. vì thế, để chữa viêm họng mẹ bầu chỉ cần súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần với nước muối ấm, pha loãng.

Việc bổ sung vitamin cũng là điều cần thiết trong quá trình mang thai của mọi bà mẹ. chị em mang bầu bị viêm họng cần bổ sung thêm vitamin a,c để cải thiện hệ miễn dịch. vitamin b trong sữa động vật và nhiều loại sữa khác cũng giúp tiêu viêm nhanh chóng.

Những mẹo nhỏ dân gian cũng giúp các bà bầu viêm họng giảm nhẹ triệu chứng ho khan, đau đầu hay nóng sốt. ví dụ như dùng chanh muối, nước ép cà rốt - mật ong, nước lá tía tô, củ cải tươi hay bột nghệ.

Điều trị viêm họng với bà bầu không khó nhưng cũng không dễ. tất cả phương pháp điều trị đều sẽ phải chú ý đến sức khỏe của cả mẹ và bé. những bệnh viện uy tín và đội ngũ bác sĩ sản khoa tận tình, chuyên môn cao sẽ giúp chữa viêm họng cho bà bầu nhanh nhất trong thời gian điều trị và nhanh chóng vượt qua những triệu chứng khó chịu của căn bệnh viêm họng.

ba bau bi viem hong: dau hieu, nguyen nhan va cach phong tranh - 3

Những mẹo nhỏ dân gian cũng giúp các bà bầu viêm họng giảm nhẹ triệu chứng ho khan, đau đầu hay nóng sốt. ví dụ như dùng chanh muối, nước ép cà rốt - mật ong, nước lá tía tô, củ cải tươi hay bột nghệ. ảnh minh họa

3. Phòng ngừa bệnh viêm họng cho bà bầu như thế nào?

Những người phụ nữ mang thai bị giảm sút khả năng đề kháng với các tác nhân từ môi trường, thời tiết - nguyên nhân bệnh viêm họng. đế ứng phó với những tác nhân này, các bà bầu có thể bỏ túi một vài mẹo vặt hữu ích sau:

- luôn chú ý giữ ấm cơ thể: vì phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao hơn bình thường nên một số người lơ là việc giữ ấm, dẫn đến dễ mắc bệnh viêm họng. ăn mặc kín đáo với chất liệu thoải mái để cơ thể không bị lạnh khi thời tiết thay đổi hay làm việc trong môi trường máy lạnh

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút sạch bụi bẩn và khử trùng nhà để giảm vi khuẩn trong môi trường

- Sử dụng khẩu trang khi dọn dẹp hoặc đi lại trên đường

- Tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, viêm mũi, viêm họng

- Không ăn đồ ăn lạnh và tắm nước lạnh vào buổi tối

- Tránh các khu vực có nhiều khói Thu*c lá

- Không ăn thức ăn quá cay, mặn hay nóng

Những trường hợp dùng không đúng loại Thu*c chỉ định cho phụ nữ mang thai có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. hãy tìm đến bác sĩ ngay nếu triệu chứng ho khan trở nặng, kéo dài hoặc nóng sốt liên tục không thuyên giảm.

Theo Bình An (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/ba-bau-bi-viem-hong-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-c85a400030.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY