Sinh sản , Nữ hôm nay

Bà bầu không nên coi thường bệnh phụ khoa Đời sống

Sau 2 năm mong mỏi mới đậu thai nên khi thấy ra máu khi có bầu 5 tuần, chị Hòa rất lo lắng. Nghĩ bị động thai, chị đi siêu âm, bốc Thu*c bắc về uống hằng tháng nhưng cuối cùng bác sĩ phụ khoa lại phát hiện chị bị polip cổ tử cung. > Sùi mào gà - tai họa của thai phụ / Vợ mắc bệnh vì chồng đi hoang

Ngoài siêu âm thai, các bà bầu nên đi khám thai và khám phụ khoa định kỳ. Ảnh minh họa: Minnesota.publicradio.org.

Sau 2 năm mong mỏi mới đậu thai nên khi thấy ra máu khi có bầu 5 tuần, chị Hòa rất lo lắng. Nghĩ bị động thai, chị đi siêu âm, bốc Thu*c bắc về uống hằng tháng nhưng cuối cùng bác sĩ phụ khoa lại phát hiện chị bị polip cổ tử cung.
> Sùi mào gà - tai họa của thai phụ / Vợ mắc bệnh vì chồng 'đi hoang'

"Hai vợ chồng ăn không ngon ngủ không yên suốt bao ngày, đi siêu âm mấy chỗ thì có nơi nói rau hơi bong, có chỗ nói bình thường, nên càng hoang mang. Mẹ chồng thì đi cắt Thu*c về cho mình uống dưỡng thai, nhưng máu vẫn cứ ra suốt hơn một tháng sau", chị Hòa (Gia Lâm, Hà Nội) kể lại.

Cuối cùng, mãi tới khi tìm tới bác sĩ phụ khoa, chị Hòa mới té ngửa khi biết, hiện tượng ra máu là do chị bị polip ở V*ng k*n, chứ không phải dấu hiệu dọa sẩy. Chị đã được bác sĩ xoắn polip và điều trị khỏi sau mấy tuần.

Chị Nhung (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng băn khoăn khi V*ng k*n xuất hiện những nốt nhỏ sần sùi lúc chị có bầu được 3 tháng. Ban đầu, nghĩ là do trời nắng nóng, mình vẫn mặc đồ chật nên mới bị như vậy, chị tự chữa bằng cách thay hết quần áo bằng váy, vệ sinh sạch sẽ. Thế nhưng, tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nặng thêm.

Đi khám, chị khi biết mình bị sùi mào gà, và nếu không chữa triệt để có thể lây cho em bé và gây nguy hiểm cho cả mẹ và con khi sinh. Dù vậy, lúc bác sĩ nói cần phải đốt điện, chị lại do dự vì sợ thủ thuật này ảnh hưởng tới em bé.

"Mình đã phải đi tới 4 phòng khám khác nhau rồi mới dám quyết định đi đốt. Sau đó cả tháng vẫn hồi hộp chờ đợi xem con có bị làm sao không", chị thổ lộ.

Điều khiến chị buồn hơn là biết bệnh của mình bị lây từ chồng và phát hiện anh xã từng "vui vẻ" bên ngoài vài lần khi vợ vừa có thai. "Đau lòng lắm mà chẳng biết làm thế nào. Khi biết lây bệnh cho vợ và có thể hại con chỉ vì mấy lần 'nổi hứng', anh ta cũng tỏ ra sợ và thề lên thề xuống sẽ không như vậy nữa, nhưng mình vẫn thất vọng và buồn chán vô cùng", chị Nhung chia sẻ.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà (Hà Nội) cho biết, có không ít chị em bị mắc bệnh phụ khoa khi thai nghén, nhưng do chủ quan hoặc sợ việc điều trị ảnh hưởng tới em bé, nên thường chần chừ việc khám, chữa.

Theo bà Dung, việc mang thai thường không làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu quan hệ một vợ một chồng. Hơn nữa khi có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng làm việc tích cực hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này, sự thay đổi hoóc môn có thể khiến nhiều người cảm thấy ẩm ướt hơn ở V*ng k*n, và nếu không vệ sinh đúng cách, đây có thể là môi trường thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm, nấm phát triển. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến không ít bà bầu mang bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c là bị nhiễm từ việc chồng có quan hệ không an toàn bên ngoài.

Bà Dung cho biết, điều đáng nói là, nếu như ở nước ngoài, yêu cầu khám phụ khoa là bắt buộc đối với tất cả phụ nữ mang thai, thì ở nước ta, nhiều người chỉ quan tâm đến việc siêu âm thai nhi, chứ chưa chú ý tới việc khám sức khỏe của bản thân và chăm sóc V*ng k*n. Thậm chí, một số trường hợp bị bệnh còn không chữa triệt để vì sợ ảnh hưởng tới thai. Đây là một quan niệm sai lầm và có thể gây nhiều hệ lụy cho cả mẹ và con.

Trường hợp của chị Phúc (Hoài Đức, Hà Nội) là một điển hình. Thấy ra nhiều dịch và thường xuyên ngứa rát, chị Phúc nghi mình bị nấm. Dù vậy, chị nhất quyết không đi khám, chữa mà tự mua lá trà xanh, lá trầu về đun nước rửa. Tình trạng ngứa rát cứ lui đi được một thời gian ngắn rồi quay trở lại nhưng chị vẫn cố chịu. Tới khi sinh con, em bé vừa chào đời đã hay quấy khóc và không chịu bú, uống sữa. Bác sĩ kiểm tra mới phát hiện trong miệng bé đầy nấm do bị lây từ mẹ.

Nặng nề hơn, chị Hậu (Mê Linh, Vĩnh Phúc) còn bị vỡ ối non vì không chữa viêm nhiễm.

Khi có bầu được gần 3 tháng, chị Hậu thấy cửa mình ra nhiều khí hư màu vàng đục. Đi khám, chị được bác sĩ chỉ định đặt Thu*c vì viêm *m đ*o, nhưng sợ ảnh hưởng tới con, chị không dùng. Sau đó, khi quan hệ với chồng chị lại thấy đau rát và ngứa, đồng thời, thường xuyên bị "són tiểu". Rồi một lần, bỗng nhiên, chị thấy nước ộc ra từ *m đ*o và tìm đến bác sĩ thì được chẩn đoán bị vỡ ối và không giữ được thai.

Theo bác sĩ Kim Dung, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, các bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c như lậu, giang mai có thể truyền sang con. Hay bệnh sùi mào gà ở thai phụ có thể gây chảy máu khó cầm, phải mổ lấy thai, lây bệnh cho con khi sinh, đồng thời mẹ cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, *m đ*o... Nếu mắc nấm, clamya trong thời kỳ này chị em có thể khó chịu, gây viêm màng ối, đẻ non, truyền nấm cho con...

Chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, để tránh các bệnh viêm nhiễm V*ng k*n khi mang thai, chị em cần giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, không thụt rửa sâu bên trong hay bằng các loại xà phòng mạnh. Quan hệ vợ chồng lành mạnh, và có thể sử dụng bao cao su. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần đi khám bác sĩ.

Bà cho biết, việc điều trị phụ khoa cho phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn trọng để chọn cách phù hợp để không ảnh hưởng tới thai nhi, nên chị em không cần quá lo lắng, và phải tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như tái khám để biết bệnh đã được điều trị dứt điểm chưa.

"Trước khi có ý định mang thai, cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm V*ng k*n, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này", bác sĩ khuyến cáo.

Vương Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/ba-bau-khong-nen-coi-thuong-benh-phu-khoa-2278546.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY