Sinh sản , Nữ hôm nay

Rối loạn kinh nguyệt sau một tháng phá thai

Vợ tôi mới phá thai được một tháng, đến nay bắt đầu có kinh nguyệt nhưng rất ít. Xin hỏi vợ tôi có bị rối loạn kinh nguyệt? (Doc Gia).

Ảnh minh họa: Tổ Ấm Việt.

Chào em,

Thông thường khi phá thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, khi đó niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) để tạo ra kinh nguyệt nếu không được thụ tinh. Việc vợ em có kinh nguyệt ít trong giai đoạn này là vấn đề không đáng lo ngại nếu như sau đó cô ấy không có biểu hiện gì bất thường như ra máu kéo dài, có mùi hôi, hay sốt.

Em cần lưu ý nhắc vợ giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm đường tình dục. Tốt nhất là khoảng một tháng rưỡi sau khi phá thai mới quan hệ tình dục trở lại, 6 tháng sau mới có thai (nếu muốn).

Trong trường hợp sau khi phá thai từ một đến hai tháng chưa thấy kinh nguyệt thì có thể do những nguyên nhân sau:

- Có thai trở lại.

- Dính buồng tử cung.

- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Bên cạnh đó em cũng nhắc vợ nên hạn chế ăn những món ăn có tính hàn như hải sản, đồ chua, rau sống, mướp đắng, dầu, củ cải, sơn trà. Nên bổ sung một số chất sau đây:

- Các thực phẩm cung cấp cho cơ thể protein, vitamin và muối vô cơ, đặc biệt bổ sung sắt để phòng thiếu máu. Chất này có nhiều trong nho, rau dền, rau ngót, táo, bí đỏ…

- Tăng cường ăn cá, trứng, gan động vật, các loại sữa, hoa quả cho cơ thể mau phục hồi. Ăn nhiều hạt hướng dương, hạt dẻ, khoai lang, bơ, cà chua, các loại rau màu xanh…

- Bổ sung thực phẩm tự nhiên nhiều axit folic như măng tây, nước trái cây, bột ngũ cốc, nấm…

Em hãy ở bên cạnh động viên và quan tâm tới vợ để cho cô ấy phục hồi sức khỏe và cả vấn đề về tâm lý. Hãy dẫn vợ tới tái khám sau khi phá thai và khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt. Chúc hai em hạnh phúc.

Thân ái.

Ban tư vấnViện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/roi-loan-kinh-nguyet-sau-mot-thang-pha-thai-3158587.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 45 tuổi, bị ngứa V*ng k*n, một người bạn trước cũng có hiện tượng giống tôi và đã chữa khỏi bệnh bằng đặt Thuốc polymyxin...
  • Thuốc đặt *m đ*o trước đây được gọi là Thuốc trứng hay noãn dược vì hình dạng có hình quả trứng được đặt vào *m đ*o người phụ nữ để chữa và ngừa bệnh. Nay loại Thuốc này có hình viên nén nên còn gọi là viên nén phụ khoa, được đặt sâu vào *m đ*o của phụ nữ sau khi nhúng ướt viên.
  • Đối với chị em phụ nữ, việc vệ sinh sạch sẽ, để nơi ấy luôn hấp dẫn là việc rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe
  • Các vấn đề về phụ khoa luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được vấn đề này và biết cách bảo vệ mình.
  • Phụ nữ hầu như đều mắc bệnh về phụ khoa, chỉ có điều người nhiều người ít, có người tự khỏi, có người phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Có nhiều chị em ngại không đi khám, để lâu ngày dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như tái viêm nhiễm nhiều lần, thậm chí vô sinh.
  • Chả hiểu con bé kia ăn ở thế nào, mà còn non choẹt đã phải đi khám phụ khoa, chắc là chơi bời, quan hệ bừa bãi lắm đây! Có phải cô lăng nhăng với thằng nào, nên mới mắc bệnh đúng không?
  • Chị em làm việc hay phải ngồi nhiều dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa. 8 động tác dưới đây sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ cho chị em.
  • Có đến 20-30% bạn gái chưa quan hệ T*nh d*c vẫn mắc bệnh phụ khoa. Sợ mất trinh nên các thiếu nữ thường không đi khám, khiến bệnh thành nặng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Gần hai năm nay em bị tiểu dắt. Cho em hỏi nếu mắc bệnh phụ khoa thì có bị tiểu dắt không ạ? Vì em hay thấy sót nơi *m đ*o...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY