Di vật đã bị cháy xém
Trong lúc dọn dẹp nhà cửa, một bà lão ở tỉnh thẩm dương, trung quốc đã phát hiện ra những món "đồ cổ" đã bị bám bụi nhiều năm. những di vật này có vẻ ngoài lạ lùng, lại từng bị cháy xém trong một vụ hỏa hoạn nên cả gia đình bà đã quyết định tìm một chuyên gia về di tích văn hóa ở địa phương đến xem xem đó là vật gì.
Ngay khi nhìn thấy vật thể này, chuyên gia đã vô cùng sốt sắng truy hỏi bà lão về gốc tích của món đồ và của gia đình bà. bởi họ phát hiện trong đống cổ vật là một chiếc dao đánh lửa và một cái móc bằng bạc nguyên chất, trên bề mặt khảm đá quý rất tinh xảo.
Chiếc dao đánh lửa sau khi được khôi phục tìm thấy trong nhà bà lão. Hình ảnh: Kknews
Trong xã hội cổ đại, chỉ có hoàng tộc và quý tộc mới được sở hữu và sử dụng những đồ vật tinh xảo như vậy. Chính vì vậy, các chuyên gia vô cùng tò mò về danh tính của bà lão, họ còn hỏi bà: "Nguồn gốc tổ tiên của bà là ai?"
Có lẽ cả đời đã gắn bó với nghề nông, quen thuộc với cuộc sống chân lấm tay bùn nên bà luôn nghĩ tổ tiên của mình cũng chỉ là "lê dân bách tính" bình thường, không có chút ý niệm gì về giới quý tộc.
Thế nhưng chuyên gia một mực khẳng định tổ tiên bà là hoàng thân quốc thích, thậm chí gia thế còn vô cùng hiển hách bởi người sở hữu chiếc dao đánh lửa đã xém đen kia không hề tầm thường.
Vậy rốt cuộc tổ tiên của bà là ai?
Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn?Trong lịch sử phong kiến lâu đời của đất nước tỷ dân, nhà Nguyên là triều đại lớn nhất trên lãnh thổ Trung Quốc cổ đại. Hốt Tất Liệt – cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân, chính là người đã lập ra nhà Nguyên của Trung Quốc.
Thành Cát Tư Hãn được biết đến như là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được người Mông Cổ kính trọng, như là vị lãnh đạo mang lại sự thống nhất cho Mông Cổ.
Chân dung của vị vua dũng mãnh Thành Cát Tư Hãn. Hình ảnh: Baidu
Tuy nhiên, với sự quay vần của thời thế và sự thịnh suy của các triều đại, sau khi nhà Nguyên sụp đổ, quyền lực của gia tộc hoàng kim này không còn được như trước. Sau này, để tồn tại ở vùng Trung Nguyên, một nhóm nhỏ người thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân đã thay tên đổi họ cho giống với Hán tự.
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc mất đi thân phận quý tộc, trở thành những tầng lớp dân đen trong xã hội. Theo thời gian, con cháu họ cũng quên đi gốc gác của mình và sống một cuộc sống giản dị bình thường như bao lê dân bách tính khác.
Bởi sự bành trướng và sức mạnh quân sự của tổ tiên là thành cát tư hãn, gia tộc bột nhi chỉ cân được mệnh danh là ngồi trên vô số bảo vật quý giá trong thiên hạ. và thứ được tìm thấy trong ngôi nhà của bà lão ở thẩm dương chính là chiếc dao đánh lửa mà chỉ có gia tộc hoàng kim này sử dụng.
Những bức tượng điêu khắc gia tộc quyền thế Bột Nhi Chỉ Cân. Hình ảnh: Baidu
Trong xã hội cổ đại, công nghệ và kỹ thuật lao động sản xuất còn vô cùng lạc hậu, nên khi cần dùng lửa, người ta sẽ dùng đá chà vào lưỡi dao để tạo ra tia lửa. thông thường vật liệu tạo ra một chiếc dao đánh lửa là những kim loại rất thông dụng như sắt, đồng, thế nhưng trong gia đình quyền quý thì vật liệu làm dao đánh lửa lại là bạc nguyên chất.
Thế nên giới chuyên môn mới khẳng định chắc nịch rằng tổ tiên của bà lão này chính là gia tộc hoàng kim bột nhi chỉ cân – hậu duệ của thành cát tư hãn nức tiếng.
Kết luận này của đoàn chuyên gia không khỏi khiến bà lão và cả gia đình phải kinh ngạc, bởi gia tộc bột nhi chỉ cân quá quyền thế, thành cát tư hãn lại càng cao quý, làm sao có thể là tổ tiên của họ được cơ chứ.
Thế nhưng bà lão lại không biết rằng theo một nghiên cứu mới đây về mẫu gen của 16 dân tộc ở châu á cho rằng thành cát tư hãn có tới 16 triệu hậu duệ. bởi số lượng phụ nữ từng được vị vua này sủng hạnh lên đến hàng ngàn người.
Theo Diệu Thúy/Báo tổ quốc
Link bài gốc Lấy link
http://ttvn.toquoc.vn/ba-lao-tim-thay-vat-gia-truyen-sau-con-hoa-hoan-chuyen-gia-sot-sang-truy-hoi-rot-cuoc-to-tien-ba-la-ai-820211916347699.htmTheo Diệu Thúy/Báo tổ quốc
Chủ đề liên quan:
Chiếc dao đánh lửa di tích văn hóa dọn dẹp nhà cửa Thành Cát Tư Hãn vật gia truyền