Kinh tế xã hội hôm nay

Bác sĩ 28 tuổi đột tử do kiệt sức sau 10 ngày đối phó virus corona

Bác sĩ Tống Anh Kiệt (28 tuổi) ở tỉnh Hồ Nam –Trung Quốc đột tử do làm việc quá sức sau 10 ngày liên tiếp chống chọi với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Dịch viêm đường hô hấp cấp tiếp tục lan rộng, nhiều nhân viên y tế tuyến đầu Tu vong và bác sĩ Tống là trường hợp mới nhất. Bác sĩ Tống sinh sống ở trấn Đông Hồ, huyện Hoành San, là tổ phó tổ dược của bệnh viện Mã Tích Vệ.

Bác sĩ Tống Anh Kiệt. Ảnh: THỜI BÁO TỰ DO

Theo China News, sau khi trở lại ký túc xá bệnh viện sau giờ làm việc, vào nửa đêm ngày 3-2, bác sĩ lên cơn đau tim do công việc quá tải, dẫn đến Tu vong. Bác sĩ Tống bắt đầu làm việc ở bệnh viện Mã Tích Vệ vào tháng 4-2016.

Tống Anh Kiệt tại trạm thu phí. Ảnh: CHINA NEWS

Những ngày qua, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền nhiều hình ảnh vất vả, cảm động của các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona. Trong đó, hình ảnh đôi tay nứt nẻ đến rướm máu và bức thư gửi bố mẹ ở quê nhà của nữ y tá Hồ Bội (22 tuổi, làm việc tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hồ Nam) đặc biệt thu hút sự quan tâm của dân mạng.

Trong lá thư, Hồ Bội cho biết cô đã ở trong khu vực cách ly của bệnh viện 4 ngày. Trong khoảng thời gian đó, những việc cô cần làm cứ lặp đi lặp lại: đeo dụng cụ bảo hộ, phun Thu*c khử trùng và chăm sóc người bệnh.

Hồ Bội và đôi tay nứt nẻ đến rướm máu. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Nhân viên y tế Trung Quốc tạm nghỉ lấy lại sức. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Sau khi liên tục sử dụng găng tay y tế, Thu*c khử trùng để giữ cho bàn tay không bị dính vi khuẩn, virus trong khi điều trị cho bệnh nhân, tay của Hồ Bội bắt đầu có dấu hiệu xấu đi, với phần da nứt nẻ, bong tróc và rướm máu ở lòng bàn tay. Trấn an người thân, nữ y tá cho biết công việc hiện tại chính là cách cô đền đáp những gì mình nhận được trong quá khứ.

Vào năm 2002-2003, lúc đó Hồ Bội khoảng 4 tuổi, cô được các nhân viên y tế bảo vệ khỏi đại dịch SARS. "Giờ đến lượt chúng con bảo vệ mọi người. Tiền tuyến cần con. Bệnh nhân cần con" – Hồ Bội viết.

(Theo China News)

Theo Người Lao Động

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/bac-si-28-tuoi-dot-tu-do-kiet-suc-sau-10-ngay-doi-pho-virus-corona-20200205105838548.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY