Tin tức hôm nay

Tin tức

Bác sĩ bệnh viện Thống Nhất lên đường chống dịch COVID-19

Sáng 13/7, Bệnh viện (BV) Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh làm lễ xuất quân đợt 1 tiễn 90 nhân viên y tế lên đường hỗ trợ BV dã chiến số 8 phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Đợt xuất quân này thực hiện theo chỉ đạo của bộ y tế về việc huy động nhân lực y tế để hỗ trợ phòng, chống dịch covid-19 tại tp hồ chí minh. trong đợt ra quân sáng 13/7 có pgs.ts đỗ kim quế, phó giám đốc bệnh viện làm tổng phụ trách; bscki. phạm thị mỹ dung làm trưởng đoàn cùng 90 y, bác sĩ tới bv dã chiến số 8 với nhiệm vụ hỗ trợ, và điều trị cho người mắc covid-19.

Phát biểu tại buổi lễ xuất quân, pgs.ts.bs lê đình thanh, giám đốc bệnh viện thống nhất nhấn mạnh: “bv dã chiến số 8 với nhiệm vụ điều trị, hỗ trợ cho những người mắc covid-19, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và hết sức khó khăn trong thời điểm hiện nay. với hiểu biết về ngành y, tôi đề nghị các bạn làm tốt công tác phòng bệnh cho chính mình thì mới có thể làm tốt nhiệm vụ được giao”.

Chị Nguyễn Thị Bích Thảo, nhân viên điều dưỡng của BV Thống Nhất đã được sự thống nhất và động viên của gia đình trước giờ xuất phát.
Là một trong 90 thành viên lên đường lần này, chị Nguyễn Thị Bích Thảo, nhân viên điều dưỡng của BV Thống Nhất chia sẻ: “Là nhân viên của ngành y tế, tôi rất tự hào khi được tham gia trong đợt này. Tôi mong sẽ nhanh chiến thắng dịch trở về”.

Các y bác sĩ BV Thống Nhất lên đường với tinh thần xung phong.

Được biết, BV Thống Nhất đã chuẩn bị 120 bác sĩ, 250 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên theo yêu cầu của Bộ Y tế trong công tác chống dịch COVID-19. Ngoài lực lượng chính thức, BV Thống Nhất đã chuẩn bị lực lượng dự bị gồm 30 bác sĩ, 60 điều dưỡng, 30 kỹ thuật viên là lực lượng dự phòng sẵn sàng thay thế cho các trường hợp cần thiết.

Huyền Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Bac-si-benh-vien-Thong-Nhat-len-duong-chong-dich-COVID-19-649867/)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY