Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ BV Nhiệt đới chỉ cách phân biệt bệnh Covid-19 với cảm cúm

Dân trí Bệnh Covid-19 và cúm có triệu chứng tương tự, gần giống nhau. Tuy nhiên, người bị Covid-19 thường chỉ ho, ho khan, ho dai dẳng và sốt; khác với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi của cúm. Người bệnh Covid-19 thường diễn biến nặng vào ngày thứ 7-10 10 biện pháp điều trị và theo dõi chung cho bệnh nhân Covid-19

Ths.BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết cúm là bệnh cảnh thông thường, nhiều người mắc hàng năm, do các loại virus cúm gây ra. Bệnh có vắc xin phòng, cũng như Thu*c đặc trị. Để phòng bệnh, người già và trẻ em nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần. 

Triệu chứng cảm cúm gồm:

- Sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi

- Có thể có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như đau ngực, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi

Trong khi đó, Covid-19 là bệnh do chủng mới của virus corona gây ra. Theo BS Huyền, trước đây người ta hay nhầm virus này với virus cúm, tuy nhiên hai virus này hoàn toàn khác nhau. Một người mắc Covid-19 cũng sẽ có những triệu chứng tương tự gần giống như bệnh cúm thông thường. 

Triệu chứng của bệnh Covid-19 gồm:

- Sốt, ho, đau mỏi người

- Có các tổn thương viêm long đường hô hấp

- Cũng có thể có các tổn thương của viêm phổi

Các triệu chứng cảnh báo bệnh nặng lên gồm ho nhiều, tức ngực, khó thở, sốt cao. 

“Tuy nhiên có một điểm bạn dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa bệnh cúm thông thường và bệnh Covid-19 đó là người mắc bệnh cúm thông thường hay có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi. Nhưng với Covid-19, thông thường người bệnh chỉ có ho, ho khan, ho dai dẳng và sốt”, BS Huyền nói. 

Ngoài ra, một điều khác biệt nữa là bệnh nhân Covid-19 phải có yếu tố dịch tễ, thông thường là phải tiếp xúc với người bị nhiễm, nghi nhiễm và về từ vùng dịch. Hiện tại bệnh Covid-19 lan ra hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì thế, tất cả những người đi từ nước ngoài về, đi qua các vùng sân bay đều là những người có nguy cơ mắc. 

"Số ca mắc ở Hà Nội cũng bắt đầu có dấu hiệu bệnh tăng dần. Vì thế, Hà Nội hay những nơi tụ tập đông người thì cũng là nơi mà bạn có nguy cơ mắc Covid-19", BS Huyền cho biết. 

Để phân biệt giữa 2 bệnh này thực sự rất khó nếu không phải là bác sĩ. Vì thế, BS Huyền khuyên nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 thì hãy đeo khẩu trang y tế, tự cách ly tại nhà, dùng vật dụng cá nhân riêng, gọi điện đến cơ sở y tế được tư vấn. 

Đến sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận 251 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 95 người lây nhiễm thứ phát. Bộ Y tế nhận định diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu. Hiện dịch Covid-19 tại nước ta đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn 3- dịch lây lan trong cộng đồng. Có thể lúc này chưa thấy nhiều ca lây trong cộng đồng nhưng có thể có ca mắc mà không biết. 

Vì thế, thời điểm này cần tìm ca mắc trong cộng đồng, phát hiện, khoanh vùng, dập dịch sớm. Bộ Y tế đang chỉ đạo phải xét nghiệm được tất cả các ca sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ ở tất cả các phòng khám. Đồng thời, tiến tới cả những người có triệu chứng sốt, ho nhẹ, chỉ ở nhà gọi điện khám cũng cần được xét nghiệm.

Tuy nhiên, mấy ngày vừa qua một số người dân đã có thái độ chủ quan khi vẫn ra đường, đi tập thể dục bất chấp lệnh cách ly xã hội. 

Nam Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/bac-si-bv-nhiet-doi-chi-cach-phan-biet-benh-covid-19-voi-cam-cum-20200409161605109.htm)

Tin cùng nội dung

  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY