Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Bác sĩ cấp cứu 115 với 16 năm không có Tết trọn vẹn và những cuộc rượt đuổi trong đêm cứu người gặp nạn, sốc ma tuý…

Suốt 16 năm công tác tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, bác sĩ Trần Anh Thắng cùng nhiều bác sĩ tại đây chưa bao giờ có cái Tết trọn vẹn bên người thân. Các bác sĩ tại đây luôn phải chạy đua với thời gian cứu sống những người gặp nạn dù ngày thường hay Tết…

Tết cũng như ngày thường

Một ngày cận tết nguyên đán canh tý 2020, nhận được tin báo có một vụ T*i n*n, nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời. vừa nghe dứt máy khi được thông báo địa điểm, tình hình sức khoẻ… các bác sĩ trung tâm cấp cứu 115 hà nội vội vã lên đường. tiếng còi hú tiến thẳng về đường nơi có người gặp nạn. vừa tới nơi các bác sĩ tiến hành sơ cứu cho nạn nhân lên cáng rồi nhanh chóng đưa vào viện.

Công việc nghe qua là vậy nhưng với các bác sĩ trung tâm cấp cứu 115 hà nội có lúc phải hoạt động, trực điện thoại 24/24h. đặc biệt vào những ngày giáp tết, ngày tết số ca cấp cứu nhiều hơn ngày thường.

Các nhân viên Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội liên tục phải trực 24/24.

Cũng giống như nhiều cán bộ khác, kể từ khi nhận nhiệm vụ công tác đến nay đã 16 năm, bác sĩ trần anh thắng – phó giám đốc trung tâm cấp cứu 115 hà nội chưa có một cái tết trọn vẹn bên gia đình. với anh, ngày tết hay ngày thường thì việc bảo vệ tính mạng cho người dân luôn được đặt lên hàng đầu, đó là xứ mệnh của những người hành nghề y, mang trên mình chiếc áo blu trắng.

Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ thắng kể, nếu nhìn rộng ra những ngành nghề khác thì ai cũng nói là thiệt thòi, nhưng ngành y là vậy, đặc biệt với lực lượng cấp cứu 115 lại có những điểm rất đặc thù.

Xe cấp cứu liên tục dừng sẵn ngoài cửa trung tâm để sẵn sàng lên đường.

ngày tết với các bác sĩ, nhân viên cấp cứu 115 cũng giống như ngày thường, vẫn lịch trực 2/1. tức là trực 2 ngày và được nghỉ 1 ngày. đó là chưa kể có những lúc đồng nghiệp có việc gia đình bất khả kháng, hoặc không may ốm đau bất thường thì mọi người lại san sẻ nhau bằng cách trực hộ.

về công việc trong những ngày tết, với những ngành nghề khác có thể trực tết chỉ là có mặt để đề phòng bất chắc, nhưng với các bác sĩ 115 thì công việc lại nhiều hơn cả ngày thường. đó là những cuộc ca cấp cứu T*i n*n giao thông, ngộ độc rượu hay những trường hợp vì không quản lý bệnh mãn tính tốt nên bị tai biến phải nhập viện gấp”, bác sĩ thắng chia sẻ.

Bác sĩ Trần Anh Thắng có 16 năm chưa một cái Tết nào trọn vẹn bên gia đình.

Bác sĩ thắng cho hay, đêm giao thừa, thậm chí rạng sáng ngày mùng 1 tết, bất kể lúc nào khi nhận được cuộc gọi là các bác sĩ lên đường, chẳng có sự kiêng nể điều gì.

Xa gia đình, người thân trong đêm giao thừa hay những ngày đầu xuân năm mới với các bác sĩ 115 đã là một thói quen và họ chấp nhận khi chọn nghề bác sĩ. nghề mà người bệnh đang cần họ nhất những lúc tính mạng cận kề nguy hiểm…

Chuyện dở khóc dở cười

Trong cuộc đời làm nghề y, bác sĩ thắng cũng như nhiều nhân viên khác từng gặp không ít chuyện dở khóc, dở cười.

“nói ra có khi nhiều người không tin nhưng chúng tôi là người đi cấp cứu người khác, nhưng rồi đến nơi lại phải nhờ người khác cứu mình. câu chuyện tôi kể là hoàn toàn có thật”, bác sĩ thắng tâm sự.

Đó là câu chuyện của hai nữ bác sĩ đang làm việc tại trung tâm cấp cứu 115 khi nhận được cuộc gọi trong đêm đến hỗ trợ một bệnh nhân có vấn đề về thần kinh tại hà nội. sau khi nhận tin đến nơi thì chính hai bác sĩ lại bị người người bệnh dùng hung khí truy đuổi, nguy hiểm đến tính mạng.

Xe cấp cứu vội vã lên đường cứu người.

Vừa chạy thoát thân, hai nữ bác sĩ vừa phải cầu cứu các nhà hàng xóm xung quanh ra cứu giúp mình. vừa chạy, hai nữ bác sĩ vừa gọi về cầu cứu lãnh đạo trung tâm để xin chi viện từ phía lực lượng công an. may mắn hôm đó cả hai nhân viên của tôi không ảnh hưởng đến tính mạng. đó chỉ là một trong hàng 1001 tình huống.

“cách đây khoảng 1 năm về trước, vào đúng 2 giờ sáng ngày mùng 1 tết, hôm đó trực tiếp tôi trực cấp cứu và đã gặp phải trường hợp dở khóc, dở cười. một cụ ông khoảng 70 tuổi, mắc bệnh mãn tính đã lâu và bị biến chứng đúng thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. gia đình biết sự nguy hiểm của căn bệnh nhưng do kiêng cữ nên không gọi cấp cứu 115 ngay. ban đầu họ gọi đủ các loại xe dịch vụ, cả người nhà đều không được, sau mới gọi 115 chúng tôi.

đến nơi họ vẫn còn chần chừ chưa muốn cho xe cấp cứu vào, họ cho rằng ngày đầu năm gọi chúng tôi là đen đủi, sợ cả nhà mất lộc, hay ốm đau. khi đó chúng tôi tủi thân, nhưng vẫn phải cố gắng. may mắn cụ ông qua được cơn nguy kịch, chỉ cần cứu được người bệnh là chúng tôi vui rồi”, bác sĩ thắng phó giám đốc trung tâm cấp cứu 115 hà nội trải lòng.

‘Những người dũng cảm nhất’

Tại trung tâm cấp cứu 115, ai cũng cho rằng những người đang làm việc tại đây đều dũng cảm nhất. ngoài những thứ hàng ngày chứng kiến đó là thân thể người bệnh không lành lặn, tiếp xúc với máu, những lời nói khó nghe…họ còn đánh đổi cả thời gian dành cho bản thân và gia đình. đôi khi là nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ cấp cứu 115 cũng đối diện với không ít tình huống oái oăm.

Lấy ví dụ trực tiếp của bản thân mình, bác sĩ thắng cho biết vợ anh trước cũng công tác cùng cơ quan, sau đó phải chuyển nơi làm việc không phải vì ngại khó, ngại khổ mà là muốn dành thời gian chăm sóc cho gia đình.

“bây giờ hai vợ chồng cùng làm việc với nhau. nếu cơ quan ưu ái xếp lịch trực 2 ngày cùng nhau, 1 ngày nghỉ, thì 2 ngày đi làm ai sẽ chăm con. nếu tráo lịch trực thì cả tháng có lẽ vợ chồng chỉ gặp nhau có 4-5 lần”, bác sĩ thắng bày tỏ.

Hiện trung tâm vẫn còn 4-5 cặp vợ chồng đang làm việc cùng nhau, bác sĩ thắng cho rằng đó là những con người dũng cảm nhất, bởi không phải ai cũng có thể làm được điều đó. bản thân gia đình anh là một ví dụ điển hình. chẳng phải riêng chuyện gia đình, sự nguy hiểm trong công việc với người “lính” 115 cũng rình rập khắp nơi.

“đó là nguy cơ phơi nhiễm các bệnh như hiv và bệnh lây truyền khác. hay đơn giản như việc tiếp cận với những đối tượng sốc Thu*c, ngáo đá …họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nhân viên y tế. cách đây 10 năm những đối tượng sốc Thu*c còn nhiều, nhưng họ lại không gay nguy hiểm trực tiếp vì sốc Thu*c là sẽ nằm yên. còn giờ, ngáo đá, dùng M* t*y tổng hợp nhất là vào dịp tết tăng lên sẽ rất nguy hiểm, họ truy sát ngay cả những người đã cứu mình, điển hình như trường hợp hai bác sĩ mới kể ở trên”, bác sĩ thắng cho hay.

Bước sang năm mới, bác sĩ thắng mong muốn người dân hạn chế bia rượu, chất k.ích thích, quản lý bệnh tốt… để tránh những hiểm hoạ đáng tiếc. có như vậy thì T*i n*n giao thông mới được đẩy lùi, tình trạng người “ngáo” đá… sẽ giảm. đó là cách san sẻ tốt nhất đối với lực lượng cấp cứu 115 trong dịp đầu năm mới.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/mau-cuoc-song/bac-si-cap-cuu-115-voi-16-nam-khong-co-mot-cai-tet-tron-ven-6777979.html)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY