Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ Italia đau lòng khi nhìn bệnh nhân Covid-19 qua đời trong đơn độc

Dân trí Một bác sĩ từ tâm dịch Covid-19 ở Italia cho biết điều khiến cho ông đau lòng nhất khi ở tiền tuyến chống dịch bệnh là phải chứng kiến các bệnh nhân qua đời đơn độc, không có thân nhân bên cạnh. Bệnh viện quá tải, gần 2.700 nhân viên y tế Italia mắc Covid-19 Xe quân sự xếp hàng dài di chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19 ở Italia Hơn 3.400 người ch*t vì Covid-19, Italia chính thức vượt Trung Quốc

Theo Reuters, ông Romano Paolucci - một bác sĩ về hưu tình nguyện tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19 ở Cremona, Italia - cho biết, một trong những điều khó khăn nhất với ông không phải là chứng kiến các bệnh nhân qua đời, dù ông đã quen với điều đó trong những năm hành nghề.

Điều khiến cho vị bác sĩ này đau lòng hơn cả là khi chứng kiến cảnh họ qua đời trong đơn độc, không có người thân bên cạnh và thường phải nói lời trăng trối thông qua máy điện thoại di động với thân nhân.

Ông Paolucci là một trong 70 bác sĩ đang phải hoạt động hết công suất trong những ca làm việc dài vô tận và kiệt sức tại bệnh viện nhỏ Oglio Po. Cách đây một tháng, đây vẫn là một cơ sở y tế bình thường nhưng giờ đây nó đã trở thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 trong bối cảnh Cremona là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại Italia.  

“Tôi phải nói rằng chúng tôi đang cạn kiệt sức mạnh. Đây là một bệnh viện nhỏ và chúng tôi đang phải nhận quá nhiều người. Sức chứa đã đầy rồi”, ông Paolucci trả lời Reuters từ một hành lang với tiếng máy thở bơm ôxy, trong khi các đồng nghiệp khác đang làm việc không ngừng nghỉ.

“Chúng tôi không có đủ nguồn lực cần thiết và đặc biệt là nhân sự vì những nhân viên y tế đã bắt đầu trở nên ốm yếu”, ông Paolucci nói.

Trong khi các bác sĩ, y tá phải làm việc kiệt quệ về thể lực 12 giờ mỗi ngày hoặc hơn, họ cũng phải gánh chịu nỗi đau về mặt tinh thần khi chứng kiến ngày càng nhiều bệnh nhân ra đi trong sự đơn độc.

“Chúng tôi cố gắng liên lạc với gia đình và thân nhân người bệnh để giải thích cho họ nghe điều gì đang xảy ra. Một số bệnh nhân có thể tự dùng điện thoại di động của họ có thể làm việc này nhưng những người lớn tuổi không thể làm được vì họ không quen với việc đó. Vì vậy, chúng tôi phải kiêm luôn nhiệm vụ giữ liên lạc với các thân nhân”, ông cho biết.

Gần như toàn bộ mỗi mét của bệnh viện đều được tận dụng thành phòng cấp cứu Covid-19, theo bác sĩ Daniela Ferrari. Không còn khu vực gọi là khoa nhi hay khoa tim mạch. Tất cả đều chuyển sang phục vụ bệnh nhân Covid-19.

Nhân viên y tế đổ bệnh

Có 6/9 bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Oglio Po dương tính với virus SARS-CoV-2 và đã phải về nhà, bác sĩ Ferrari cho biết, nhấn mạnh khoảng 20% nhân sự trong bệnh viện đã mắc Covid-19.

Daniela Confalonieri, một y tá ở bệnh viện San Raffaele ở Milan lo lắng về tình hình ốm yếu của các đồng nghiệp.

“Chúng tôi làm việc trong điều kiện khẩn cấp mỗi ngày. Vấn đề là rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi phải ở nhà vì họ dương tính với Covid-19. Vì vậy, chúng tôi phải tự vận hành mọi thứ. Căng thẳng tâm lý tột độ. Thật không may mắn chúng tôi không thể kiểm soát tình hình ở Lombardy vào thời điểm này. Tỉ lệ lây nhiễm là quá cao và chúng tôi bây giờ không thể đếm nổi số ca Tu vong”, y tá Confalonieri cho biết.

Tại Lombardy, số người ch*t tính tới 19/3 vì Covid-19 là 2.168. Trên toàn Italia, số ca Tu vong vì virus corona là 3.405, con số đã vượt qua Trung Quốc - nơi khởi phát bệnh dịch.

Tại bệnh viện ở Cremona, y tá Luca Dall' Asta, đại diện cho rất nhiều những y, bác sĩ đang ở tiền tuyến chống dịch cho biết: “Chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần kể cả khi chúng tôi kiệt quệ sức lực. Chúng tôi vẫn cố gắng và cống hiến hết sức lực vì bây giờ không phải là lúc để tranh luận. Chúng tôi phải làm việc và tiến về phía trước”, anh Dall' Asta nói.

Đức Hoàng

Theo Reuters

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/bac-si-italia-dau-long-khi-nhin-benh-nhan-covid-19-qua-doi-trong-don-doc-20200320153349862.htm)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng lúc 12h12 phút tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY