Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ ở Trường Sa và những ca bệnh “ngàn cân treo sợi tóc”

MangYTe - Trong điều kiện cấp cứu bệnh nhân còn nhiều thiếu thốn, các bác sĩ ở các bệnh xá của quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã phải xử lý nhiều ca ngàn cân treo sợi tóc.

Chị Phương Ái (cư dân trên đảo Trường Sa) là một trong những người được tập thể bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh xá Trường Sa mổ sinh em bé năm 2016.

"Lúc mang thai, được chẩn đoán khó sinh, tôi cũng hơi lo lắng. Nhưng được các có chuyên môn cao mổ nên gia đình rất tin tưởng. Chúng tôi rất hạnh phúc được đón cô công chúa nhỏ tại đảo và đặt tên là Thái Bình Hải Thùy để nhớ mãi kỷ niệm đẹp này", chị Ái tâm sự.

Người dân sống trên đảo Trường Sa luôn an tâm nhờ sự quan tâm, chăm sóc của các y bác sĩ. Ảnh: Cao Tuân

Ca sinh mổ của chị Phương Ái là một trong những thành công của ê-kíp thầy Thu*c phối hợp giữa đất liền và Bệnh xá Trường Sa. Với những ca khó, Bệnh xá phải thông qua truyền hình trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Bệnh viện 175 để chẩn đoán, hỗ trợ mổ cấp cứu.

Điển hình là trường hợp cấp cứu cho trung úy Nguyễn Quốc Lợi, khi nhập viện được chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa hoại tử, rất nguy kịch, bởi thời gian đưa chiến sỹ này từ biển vào Bệnh xá mất rất nhiều thời gian.

Sau khi thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ ở Bệnh xá Trường Sa thông qua truyền hình trực tuyến đã tiến hành hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Bệnh viện 175 và quyết định mổ cấp cứu bệnh nhân này tại Bệnh xá. Ca mổ kéo dài 3 tiếng. Khi mổ, ruột thừa đã vỡ, toàn bộ ổ bụng chứa đầy mủ. Sau đó các bác sĩ tiến hành mổ và rửa ổ bụng. Rất may mắn, bệnh nhân có sức khỏe tốt và được xuất viện sau 7 ngày.

Một ca phẫu thuật được thực hiện trên đảo Trường Sa.

BS Hoàng Trung Thông và kỹ thuật viên gây mê hồi sức Văn Đình Thụ (Bệnh xá đảo Trường Sa) kể về một ca mổ đau ruột thừa ngay đợt cuối năm vừa qua. Khi bệnh nhân được chuyển lên đảo thì đã ở tình trạng có khả năng vỡ ruột thừa nên cần tiến hành mổ ngay. Do bệnh nhân đau nhiều giờ nên ruột thừa đã viêm thành mủ và quặn ngược, rất khó xử lý. Bằng sự nỗ lực của cả ê-kíp, sau một tiếng từ lúc gây mê, ca mổ đã thành công.

Trước đó, các bác sĩ Bệnh xá Trường Sa tiếp nhận bệnh nhân là binh nhất Nguyễn Thanh Phương, chiến sĩ nuôi quân ở đảo. Trong quá trình hành quân, anh Phương vô tình ngã xuống hào, gây chấn thương vỡ tụy. Bệnh nhân này phải truyền gần 3 lít máu. Do ở đảo, ngân hàng máu và nguồn máu dự trữ không có vì thiếu máy móc bảo quản, do đó phải huy động cán bộ chiến sỹ trên đảo. Rất may bệnh nhân đã được truyền máu, cấp cứu kịp thời…

Các bác sĩ chụp ảnh với những bệnh nhân nước ngoài được thăm khám, điều trị bệnh tại Bệnh xá Trường Sa.

Khó khăn nhất ở các đảo Trường Sa là khí hậu khắc nghiệt nên trang thiết bị y tế rất dễ nhiễm hơi nước biển mặn trong khi nhu cầu khám chữa bệnh diễn ra thường xuyên.

Đặc biệt, các bác sĩ thường gặp các ca cấp cứu đặc thù của nghề biển là tai biến (đột quỵ), viêm ruột thừa và T*i n*n lao động. Những ca bệnh này vốn rất nguy hiểm, có thể để lại những biến chứng nặng nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời…

Các y bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bộ đội, đảm bảo kế hoạch phòng thủ, tác chiến...

Chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh của mình, Thiếu tá Phan Văn Giáp (Trưởng Bệnh xá Trường Sa Đông) cho biết, trong điều kiện trang thiết bị còn thiếu thốn, việc khám chữa cho bệnh nhân quan trọng nhất là dựa vào đôi tay, kinh nghiệm lâm sàng và chẩn đoán của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân bị bệnh khác nhau, triệu chứng bệnh cũng khác nhau, không ca nào giống ca nào, nên trong quá trình cứu chữa, anh em trong bệnh xá phải khám xét kỹ lưỡng và dựa vào những điều mắt thấy, tai nghe để tư duy và chẩn đoán bệnh.

"Chuyện gặp nạn khi đi công tác, lao động trên biển là điều rất khó lường trước, nhất là vào mùa giông bão. Chính vì vậy, các y, bác sĩ khi làm nhiệm vụ trên đảo đều luôn ở trong tâm thế sẵn sàng, khắc phục mọi khó khăn để cứu chữa cho các bệnh nhân của mình", nam bác sĩ chia sẻ.

Thiếu tá Phan Văn Giáp (Trưởng Bệnh xá Trường Sa Đông).

Thượng úy Nguyễn Kim Ngọc (Bệnh xá đảo Trường Sa Đông) cũng tâm sự: "Điều khác với trong đất liền là ngư dân bị T*i n*n, ốm đau phải cấp cứu khi vào bệnh xá được chăm sóc, phục vụ ăn uống hoàn toàn miễn phí. Những trường hợp ngư dân mổ ruột thừa luôn được giữ lại bệnh xá 7 - 8 ngày mới được trở lại tàu cá. Đối với những ca bệnh phức tạp, bệnh xá sẽ được hỗ trợ hội chẩn bằng hình ảnh qua hệ thống Telemedicine truyền hình trực tiếp kết nối giữa các bác sĩ chuyên môn giỏi từ trong đất liền với y, bác sĩ của bệnh xá".

Những lúc vắng bệnh nhân, Thượng úy Nguyễn Kim Ngọc cắt tóc cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo.

Điều ấn tượng là ở các đảo Trường Sa trồng rất nhiều rau xanh và Thu*c nam. Mỗi khi trái gió, trở trời, người dân sinh sống trên đảo đều tìm đến các chiến sỹ quân y trên đảo, nhờ vườn Thu*c Nam này mà phần lớn người dân và cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa tiết kiệm được Thu*c men, dược liệu để dành chữa trị cho những người bệnh nặng hơn.

Ngoài những thiết bị, vật tư y tế, Thu*c tân dược, tại Trung tâm y tế ở Trường Sa còn có vườn Thu*c nam.

Anh Phan Văn Thanh, người dân thị trấn Trường Sa chia sẻ: "Chúng tôi sinh sống trên đảo, khí hậu khắc nghiệt, ra khơi đánh bắt hải sản thường gặp phải những bệnh nghề biển đều được các bác sĩ trên đảo tận tình thăm khám, cấp phát Thu*c. Trẻ con ở nhà có đau ốm cũng yên tâm hơn vì trên đảo đã có các thầy Thu*c tận tâm, lành nghề. Bên cạnh đó, các anh còn là những người thầy giáo dạy ngoại ngữ, kiến thức cho các cháu nữa. Chúng tôi xem các anh như người nhà, người anh em ruột thịt".

Những năm qua, với sự quan tâm của Nhà nước, các bệnh xá trên quần đảo Trường Sa được xây dựng khang trang, đầy đủ. Cùng với nguồn nhân lực là các bác sĩ, y tá giỏi từ đất liền, các bệnh xá hàng năm khám, chữa bệnh cho hàng nghìn lượt bệnh nhân, trong đó có rất nhiều ngư dân đang khai thác trên ngư trường Trường Sa.

Với phương châm "Nam dược trị Nam nhân" nên những vị Thu*c, cây Thu*c quý được các y bác sĩ luôn nâng niu, giữ gìn và phát huy giá trị.

Với trách nhiệm và kiến thức chuyên môn của mình, những người thầy Thu*c mặc áo lính ở huyện đảo Trường Sa vẫn từng ngày, từng giờ đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân và các ngư dân vững tâm công tác trên đảo, bám biển, bám ngư trường, góp phần giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đưa hai ngư dân gặp nạn ở Trường Sa về đất liền cấp cứu ngay trong đêm

Tổ cấp cứu hàng không của Bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc phòng vừa thực hiện chuyến bay ngay trong đêm đưa 2 ngư dân gặp nạn trên quần đảo Trường Sa về đất liền điều trị.

Trước đó, chiều tối 22/2, đơn vị nhận được thông tin có 2 ngư dân gặp nạn khi đang khai thác hải sản trên ngư trường Trường Sa, bị suy đa cơ quan cần trợ giúp y tế khẩn cấp. Ngay lập tức, một êkíp cấp cứu cùng với đội bay của Binh đoàn 18 đã lên trực thăng EC225 mang số hiệu 8619 bay thẳng ra Trường Sa.

Đến 23 giờ ngày 22/2, êkíp cấp cứu đến đảo Trường Sa và tiếp cận bệnh nhân đầu tiên là Nguyễn Kim Phi, ngư dân đang khai thác hải sản trên ngư trường Trường Sa. Bệnh nhân này có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống. Sau khi được các bác sĩ trên đảo Trường Sa sơ cứu tại chỗ, êkíp cấp cứu quyết định vận chuyển bệnh nhân về đất liền điều trị vì bệnh nhân có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên, trực thăng EC225 bay tiếp đến đảo Sinh tồn và đến 2 giờ ngày 23/2 tiếp cận bệnh nhân Nguyễn Chàm (sinh 1986, làm nghề lặn biển). Trước đó, bệnh nhân này lặn sâu hơn 25m trong thời gian hơn 1 tiếng đồng hồ và đột ngột nổi lên, mắc hội chứng giảm áp mức độ nặng.

Rất may nhờ được các bác sĩ của Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứ nên bệnh nhân đã giữ được mạng sống trước khi được chuyển về đất liền điều trị.

Cao Tuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bac-si-o-truong-sa-va-nhung-ca-benh-ngan-can-treo-soi-toc-20200226234222487.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY