Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Cách phòng tránh trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên

(HNMCT) - Hỏi: Con tôi đang ở lứa tuổi “ẩm ương”, nhiều lúc tôi thấy cháu suy nghĩ tiêu cực, nóng giận vô cớ. Xin hỏi bác sĩ, phụ huynh nên quan tâm, giải tỏa căng thẳng cho con như thế nào? Nguyễn Thu Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

(HNMCT) - Hỏi: Con tôi đang ở lứa tuổi “ẩm ương”, nhiều lúc tôi thấy cháu suy nghĩ tiêu cực, nóng giận vô cớ. Xin hỏi bác sĩ, phụ huynh nên quan tâm, giải tỏa căng thẳng cho con như thế nào? Nguyễn Thu Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Đáp: Người tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho thanh, thiếu niên không bắt buộc phải là bác sĩ, chuyên gia. Phụ huynh, giáo viên cũng cần có kiến thức để phát hiện, hỗ trợ cho trẻ về tâm lý, cách nhận biết các yếu tố nguy cơ, từ đó ngăn chặn hành vi tự sát của trẻ.

Trong thời gian giãn cách xã hội hoặc khi gia đình có những biến động bất thường (bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc người thân mất...), trẻ dễ bị trầm cảm. Nhận diện các dấu hiệu bất thường ở trẻ là chìa khóa giúp trẻ vượt qua những vấn đề về tâm lý. Ngoài ra, việc quản lý thông tin mạng cũng cần được lưu ý. Trước đây, tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản... xuất hiện làn sóng bắt chước hành vi tự sát. Tức là người bệnh đọc tin tức về các nghệ sĩ tự tử và nảy sinh tâm lý bắt chước. Một người bị sẽ tạo ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều người. Thông thường, biểu hiện của trẻ có dấu hiệu rối loạn tâm lý bao gồm: Giảm tương tác với bạn bè, gia đình; giảm tham gia các hoạt động xã hội; tinh thần học tập giảm sút, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận dữ... 90% trong số trường hợp rối loạn tâm thần đều bộc lộ ít nhất một biểu hiện nói trên.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chia sẻ cùng con cái. Để ngăn ngừa hành vi tự sát ở trẻ, cần sự chung tay của nhà trường, giáo viên, bạn bè và cả gia đình...

PGS.TS Nguyễn Văn TuấnViện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1046406/bac-si-tai-nha-cach-phong-tranh-tram-cam-o-lua-tuoi-vi-thanh-nien)

Tin cùng nội dung

  • Áp lực phải thi đỗ đại học kiến nhiều học sinh lo lắng phải mất ăn mất ngủ... Và khi bị căng thẳng thì có bao câu chuyện đau lòng xảy ra.
  • Trầm cảm nhẹ và vừa phải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống.
  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY