Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Những sai lầm khi điều trị bệnh hô hấp

(HNMCT) - Hỏi: Con tôi dễ mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa. Tôi nghe nói bệnh hô hấp nếu không được điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim, viêm cầu thận... Xin hỏi bác sĩ về cách chăm sóc trẻ khi mắc các bệnh hô hấp?

(hnmct) - hỏi: con tôi dễ mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa. tôi nghe nói bệnh hô hấp nếu không được điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim, viêm cầu thận... xin hỏi bác sĩ về cách chăm sóc trẻ khi mắc các bệnh hô hấp? nguyễn thanh hà (quận hà đông, hà nội)

Đáp: Viêm đường hô hấp có thể làm suy giảm chức năng hô hấp. Nếu chăm sóc trẻ không đúng cách, không đi khám sớm, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, mua thuốc theo đơn cũ... thì đều có thể khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra biến chứng khó lường.

Nhiều trường hợp đến bệnh viện muộn vì những sai lầm trong chăm sóc con tại gia đình như tự mua thuốc điều trị, dùng các phương pháp dân gian truyền miệng, “mượn” toa thuốc của người khác, dùng lại toa thuốc cũ...

Do đó, việc theo dõi triệu chứng ban đầu dù là nhỏ nhất sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm bệnh hô hấp ở trẻ.

Nhiều trường hợp vì không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển từ viêm đường hô hấp trên thành viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi...

Ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, bệnh có thể trở nặng với các biến chứng trầm trọng hơn, tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác như viêm màng não, viêm cơ tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp...

Dấu hiệu của viêm hô hấp dưới khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể giống với bệnh cảm lạnh thông thường như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho khan, đau họng, đau đầu chóng mặt.

Trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp ở mức độ nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng gồm ho dữ dội, ho có đờm; sốt cao; nhịp tim nhanh; thở khò khè hoặc khó thở; cảm thấy nặng hoặc đau ở ngực.

Phụ huynh nên chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp: Giữ ấm đường thở của bé; vệ sinh thân thể và tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ; bổ sung dinh dưỡng cho bé và tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là các mũi tiêm nhắc lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh HươngTrưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1042126/bac-si-tai-nha-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-benh-ho-hap)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh goutte (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp.
  • Sứa là loài nhuyễn thể, thân mềm. Loài sứa được Đông y dùng làm Thu*c gọi là hải triết, còn có tên là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên.
  • Ho là một biểu hiện thông thường, bởi lẽ mỗi người trong chúng ta đều có thể bị ho nhiều lần trong một năm. Nhưng không phải vì thế mà Thuốc ho, loại Thuốc vẫn được nhiều người coi như những Thuốc thông thường tự mua tự uống,
  • Chế độ dinh dưỡng ở trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì chức năng sống ở trẻ,
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Thời tiết mùa xuân ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nhiều bệnh xuất hiện, gia tăng, trong đó phải kể đến viêm đường hô hấp ở người cao tuổi (NCT) do sức đề kháng đã giảm sút.
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY