Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ thay cha mẹ chăm bệnh nhi Covid-19

Bắc Ninh-Từ sảnh bệnh viện, bác sĩ Hường và đồng nghiệp xúc động nhìn em bé ba tuổi khỏi Covid-19 một mình xuất viện, bố, mẹ và chị của bé vẫn ở lại viện điều trị.

Mọi ánh mắt đổ dồn về phía cậu bé đang đi ra xe đưa em về nhà. Cả gia đình 5 thành viên gồm ông, bố, mẹ, chị gái và em nhiễm nCoV, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 Tiên Du, Bắc Ninh từ ngày 21/5.

"Khoảnh khắc đấy khiến chúng tôi không kìm được lòng. Không có mẹ nên bé khóc rất to. May thay, người ông đã xuất viện về trước, có thể thay bố mẹ chăm sóc em trong những ngày tới", bác sĩ Hường nói.

Buổi xuất viện diễn ra khẩn trương, các nhân viên y tế chỉ kịp động viên bé chịu khó ăn uống, nghỉ ngơi thêm tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Diệu Hường được điều động điều trị, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 1 từ ngày 9/5. Cơ sở này có nhiệm vụ tiếp nhận và chữa trị bệnh nhân dương tính chuyển về từ Bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh nhân thuộc địa bàn huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, Yên Phong, TP Bắc Ninh. Đã chuẩn bị tâm lý, song khi điều trị cho nhiều em bé còn quá nhỏ đã mắc bệnh, nhiều gia đình vì đại dịch mà chia cách, bác sĩ Hường không khỏi se lòng.

Nhân viên y tế tiếp nhận bệnh nhi mới đến khu điều trị. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Khu điều trị bệnh nhi mắc covid-19 thuộc bệnh viện dã chiến số 1 chủ yếu chữa bệnh nhân nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Mỗi ngày, kíp trực gồm ba bác sĩ và 5 điều dưỡng thay phiên nhau chăm sóc bệnh nhi, hạn chế những việc không cần thiết để tránh lây nhiễm chéo. Các bé có một người nhà kèm theo để chăm sóc. Nhân viên y tế hướng dẫn cả người lớn và trẻ nhỏ như đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh, dinh dưỡng,...

"Trẻ nhỏ hiếu động, không chịu đeo khẩu trang hoặc đeo rồi tháo và vứt lung tung nên phải hướng dẫn và nhắc nhở mỗi ngày", bác sĩ nói.

Bác sĩ hường cũng nhớ mãi cảm xúc nghèn nghẹn khi nhìn một người mẹ mắc covid-19 cho con bú. gia đình gồm bà, mẹ và cháu bé đều nhiễm ncov.

"Ở viện đâu thể như ở nhà", bác sĩ Hường chia sẻ. Chị và kíp liên tục hướng dẫn mẹ chăm sóc em bé, phòng hộ và nghỉ ngơi, động viên tinh thần người mẹ.

"Chưa bao giờ chúng tôi ở cùng người bệnh lâu như vậy. Tôi có thể nhớ tên nhiều người, hiểu thêm nhiều câu chuyện, thói quen, sở thích của họ. Mọi khoảng cách dường như không còn", bác sĩ Hường nói.

Bác sĩ Nguyễn Hà Trang, khoa nội Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đang chi viện cho Bắc Ninh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Cũng lần đầu đi chống dịch, bác sĩ Nguyễn Hà Trang, 27 tuổi, khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đến Bắc Ninh chi viện, phụ trách chăm sóc bệnh nhi F1 có nguy cơ cao. Trước lúc lên đường, chị chuẩn bị sẵn tâm lý, xác định nguy cơ mình có thể gặp rủi ro mắc Covid-19. Giữa guồng quay đại dịch, chị tin mình trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn.

"Chúng tôi vừa chăm sóc, điều trị bệnh nhân vừa là người cha, người mẹ thứ hai. Tất cả đùm bọc lẫn nhau để vượt qua cuộc chiến này", bác sĩ nói. Chị là bác sĩ duy nhất của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chi viện Bắc Ninh.

Hàng ngày, bác sĩ Trang thăm khám cho bệnh nhi F1, F2, F3, sẵn sàng để xử trí tình huống bất ngờ. Ngoài ra, chị còn mang đồ ăn vào cho người bệnh, một ngày ba lần.

Ở đây, bệnh nhân luân chuyển liên tục. Nếu bệnh nhân trở nặng sẽ được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh. Ngoài ra, nhân viên y tế phải xử trí nhanh trong nhiều tình huống khẩn cấp, có thể không kịp bảo hộ.

Bác sĩ kể, một bé 4 tháng tuổi bị sặc sữa, co giật, phải xử trí nhanh, nếu không bé sẽ Tu vong. Nhận được tin, mọi người chỉ đeo vội khẩu trang và mặt nạ rồi lao đến buồng bệnh để cứu bệnh nhân.

"Trường hợp khẩn cấp không nhiều song mỗi lần như vậy nguy cơ lây nhiễm rất lớn, nhưng không còn cách nào khác", bác sĩ nói.

Khó khăn nhất là đa số em bé thường không hợp tác khám nên mất nhiều thời gian thuyết phục, dỗ dành, phải nhờ người nhà hỗ trợ.

Mọi nhu cầu sinh hoạt bệnh viện đều đảm bảo đầy đủ, "dù không thể có nhịp sống bình thường như ở nhà, mình khó một thì các con khó 10". Các bác sĩ phải chia ca để túc trực thường xuyên, theo dõi sát sao, chăm sóc kỹ lưỡng hơn các bệnh nhi.

"Mình chưa có gia đình, nhìn các con đang tuổi ăn, tuổi chơi lại càng thương. Đến khi các con ra viện, tôi mới nhẹ nhõm đi phần nào", bác sĩ Trang tâm sự.

Trở về chỗ nghỉ sau khi giao ca, mọi người tranh thủ nghỉ ngơi, gọi về cho gia đình hoặc chia sẻ nhau về công việc. Với bác sĩ Trang, chăm sóc bệnh nhi hoặc nghi ngờ mắc Covid-19, niềm hạnh phúc là được tự tay sửa soạn quần áo, đồ đạc, dặn dò bé theo dõi tại nhà rồi dõi theo các bé xuất viện.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bac-si-thay-cha-me-cham-benh-nhi-covid-19-4290270.html)

Tin cùng nội dung

  • Mình muốn hỏi ở Viện Tim TPHCM có chọn bác sĩ khám được không ạ? Nếu được thì thủ tục thế nào?
  • Chỉ trong vòng một tuần, số ca mắc đau mắt đỏ ở Hà Nội tăng đột biến khiến nhiều người hoang mang không biết làm thế nào để phòng bệnh khi sống trong ổ dịch.
  • Tôi bị viêm nha chu, đi khám được bác sĩ cho dùng Thuốc rodogyl. Khi dùng tôi thấy khi đi tiểu, nước tiểu có màu nâu đỏ và đi phân lỏng.
  • Hiện nay thường có các thông tin nhan nhản trên mạng như: “Ông X. bị ung thư, bác sĩ “chê” cho về, ông ta tin và uống dược thảo Y. đã khỏi bệnh hoàn toàn”. “Dược thảo Y.” trong thông tin có thể thay bằng “thực phẩm chức năng thần kỳ A.” hay “liệu pháp tuyệt vời B.” hay... Những trường hợp vừa nêu trong thực tế có người đã khỏi bệnh. Thế dựa vào lòng tin người có thể khỏi bệnh hay không?
  • BS. Trần Đoàn Đạo - Trưởng khoa Phỏng - Phẫu thuật tạo hình BV Chợ Rẫy, cho biết hai bệnh nhân (ngụ tại Long Xuyên, An Giang) nhập viện ngày 26/10/2015 do bỏng xăng hiện tình trạng sức khỏe diễn tiến tốt.
  • SKĐS- Từ chỗ liệt hoàn toàn, liệt cả các cơ hô hấp do rắn cạp nia cắn nên BN phải thở máy, đến nay chị đã cử động được và tự thở.
  • Tờ DailyMail của Anh vừa cho biết, một phụ nữ 48 tuổi tên là Jane Kiiza vừa bị thiệt mạng sau khi phẫu thuật nâng mông. Đây là nạn nhân đầu tiên tại Anh qua đời do nhiễm trùng ở một thủ thuật lâu nay được tin là an toàn nhất.
  • Trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiếp nhận từ 400-600 bệnh nhân, ngày cao điểm có hơn 600 người đến khám, trong đó trên 75% là bệnh nhân cũ từng nằm điều trị tại Viện.
  • Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao, phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng Thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.
  • Nhiều bạn chưa lập gia đình và cũng chưa quan hệ nam nữ nhưng có biểu hiện bất thường ở V*ng k*n như thỉnh thoảng bị khí hư, lúc màu vàng sậm, lúc lại là trắng đục, rất ngứa V*ng k*n, bụng dưới đau...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY