Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bài test tại nhà để biết bạn có bị loãng xương hay không?

Một khi xuất hiện những triệu chứng bất thường về loãng xương, bạn nên làm trước bài test này tại nhà để xác định rõ tình trạng sức khỏe để đi khám sớm nhất có thể.

Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất cũng dần ít đi. Nếu không chữa trị sớm, xương sẽ trở nên yếu đi và rất dễ bị gãy dù chỉ chấn thương nhẹ. Bệnh thường phát hiện ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi.

Trong một vài trường hợp, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng mà chỉ thấy sụt cân và đau lưng, dẫn đến lúc gãy xương mới biết. Theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế, bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm thông qua bài test 19 câu hỏi nhỏ này. Hãy trả lời hết để biết nguy cơ mắc bệnh của bản thân.

Dưới đây là 19 câu hỏi, bạn chỉ cần trả lời CÓ hoặc KHÔNG cho mỗi câu và xem kết quả cuối cùng:

Câu 1. Bạn đã bao giờ bị tổn thương xương do va chạm nhẹ hoặc ngã chưa?

A. Có

B. Không

Câu 2. Cha mẹ bạn có bị gù lưng không?

A. Có

B. Không

Câu 3. Tuổi của bạn đã ngoài 40?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Bạn có bị gãy xương do ngã nhẹ ở tuổi trưởng thành không?

A. Có

B. Không

Câu 5. Bạn có thường xuyên bị ngã (nhiều hơn 1 lần vào năm ngoái) hoặc lo lắng về việc này không?

A. Có

B. Không

Câu 6. Chiều cao của bạn đã giảm hơn 30cm sau tuổi 40 hay không?

A. Có

B. Không

Câu 7. Cơ thể bạn có đang gầy bất thường không? (Chỉ số BMI dưới 19)

A. Có

B. Không

Câu 8. Bạn đã từng sử dụng hormone steroid hơn 3 tháng liên tiếp?

A. Có

B. Không

Câu 9. Bạn có bị bệnh viêm khớp dạng thấp không?

A. Có B. Không

Câu 10. Bạn đã từng mắc các bệnh về đường tiêu hóa như cường giáp hoặc cường cận giáp, tiểu đường loại 1, bệnh Crohn hay suy dinh dưỡng không?

A. Có

B. Không

Câu 11. Phụ nữ trả lời: Cơ thể bạn đã mãn kinh ở tuổi 45 hoặc sớm hơn chưa?

A. Có

B. Không

Câu 12. Phụ nữ trả lời: Ngoài mang thai, mãn kinh hoặc cắt tử cung… thì kinh nguyệt bạn đã từng bị ngừng hơn 12 tháng không?

A. Có

B. Không

Câu 13. Phụ nữ trả lời: Buồng trứng có bị teo nhỏ hoặc mất chức năng dù vẫn bổ sung estrogen đầy đủ hay không?

A. Có

B. Không

Câu 14. Đàn ông trả lời: Bạn đã từng giảm ham muốn, yếu S*nh l* hay mắc các triệu chứng khác do androgen thấp hay chưa?

A. Có

B. Không

Câu 15. Bạn có uống rượu bia thường xuyên không?

A. Có

B. Không

Câu 16. Bạn đã từng hút Thu*c phải không?

A. Có

B. Không

Câu 17. Bạn có tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày không?

A. Có

B. Không

Câu 18. Cơ thể bạn có tiêu thụ được các sản phẩm từ sữa hay không?

A. Có

B. Không

Câu 19. Bạn có tham gia các hoạt động ngoài trời dưới 10 phút mỗi ngày mà không bổ sung thêm vitamin D không?

A. Có

B. Không

Kết luận:

Nếu hầu hết câu trả lời đều là CÓ, bạn chắc chắn đang có nguy cơ mắc loãng xương rất cao. Cần phải đi khám sớm để xét nghiệm mật độ xương theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung canxi luôn là biện pháp hàng đầu để ngăn chặn loãng xương

Cũng theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế thông báo, người dưới 50 tuổi cần bổ sung 800mg canxi mỗi ngày, 1000mg canxi đối với người trên 50 tuổi và 1200- 1500mg canxi cho phụ nữ mang thai. Vậy nên, chúng ta cần nạp thêm canxi thông qua một vài cách phổ biến như sau:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, súp lơ, hải sản... để cân bằng quá trình tạo xương và mất xương trong cơ thể.

- Tắm nắng mỗi ngày để cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, trong khoảng trước 8:30 sáng là tốt nhất.

- Không uống đồ ngọt hay dùng đồ ăn đóng hộp, bởi chúng chứa nhiều muối natri có khả năng đào thải canxi ra khỏi cơ thể.

- Tập thể dục thường xuyên để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai của xương khớp.

- Cần chú ý sớm những dấu hiệu đau bất thường để đi khám kịp thời.

- Hạn chế uống rượu, bia và hút Thu*c lá.

- Đối với riêng phụ nữ mãn kinh, do không tiết ra được estrogen nữa nên cơ thể rất dễ bị loãng xương. Vậy nên cần bổ sung lượng lớn canxi để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dưỡng chất cho xương.

Theo Aboluowang

Minh Võ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bai-test-tai-nha-de-biet-ban-co-bi-loang-xuong-hay-khong-222020175192147778.htm)

Chủ đề liên quan:

loãng xương

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thuốc, châm cứu, tập khí công, dưỡng sinh, người xưa sử dụng nhiều món ăn - bài Thuốc để điều trị chứng loãng xương.
  • Nhiều trường hợp người cao tuổi bị ngã gây ra những hậu quả rất xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.
  • Loãng xương là một bệnh rất phổ biến, đứng sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ gây nhiều nỗi buồn phiền, rắc rối.
  • Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề như: gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội. phòng bệnh bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động đầy đủ.
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Tôi là nam giới, năm nay 41 tuổi. Bố tôi bị loãng xương thì tôi có bị không? Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY