Bạn nên biết hôm nay

Ðể biết mình bị loãng xương?

Tôi là nam giới, năm nay 41 tuổi. Bố tôi bị loãng xương thì tôi có bị không? Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?
Tôi là nam giới, năm nay 41 tuổi. Bố tôi bị loãng xương thì tôi có bị không? Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?

Vũ Ngọc Lam (Thái Bình)

loãng xương là tình trạng mất thăng bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, đặc trưng là sự giảm khối lượng xương và hư hỏng cấu trúc vi thể của mô xương nên xương xốp, mỏng, giòn và dễ gãy. Sau 30-40 tuổi là quá trình giảm mật độ xương, đặc biệt là ở nữ giới sau tuổi mãn kinh. Còn ở nam giới với người ít vận động, ăn uống không hợp lý lại nghiện rượu, Thu*c lá... thì bệnh loãng xương sẽ đến nhanh hơn với những biến chứng trầm trọng hơn. Bệnh loãng xương thường tiến triển thầm lặng, xuất hiện muộn. Triệu chứng chủ yếu gồm đau cột sống cấp hoặc mạn, gù vẹo cột sống và dễ gãy xương. Đau lưng có thể âm ỉ kéo dài với đặc điểm là đau cơ học, thường xuất hiện sau vài lần đau lưng cấp, kèm theo có thể biến dạng cột sống và giảm chiều cao.

Hiện nay có máy đo độ loãng xương nhưng chỉ khi mất 30% lượng khoáng chất trong xương thì máy đo mới phát hiện được. Nếu gia đình bạn có người bị loãng xương, nhất lại là cha mẹ, thì nguy cơ bị loãng xương của bạn khá cao. Tuổi của bạn vẫn còn trẻ, tình trạng loãng xương chưa xảy ra, nhưng bạn cần có phương pháp phòng loãng xương ngay từ bây giờ bằng cách vận động, thể dục thường xuyên để tạo khối xương, có một chế độ ăn cân đối theo tuổi để hạn chế quá trình lão hóa và không được lạm dụng Thu*c nhất là Thu*c nhóm corticoid.

ThS. Hà Hùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-de-biet-minh-bi-loang-xuong-4988.html)
Từ khóa: loãng xương

Chủ đề liên quan:

loãng xương

Tin cùng nội dung

  • Nghêu xào hoa hẹ có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt khai uất, trừ phiền, có ích cho người bị loãng xương,
  • Ngoài việc dùng Thuốc, châm cứu, tập khí công, dưỡng sinh, người xưa sử dụng nhiều món ăn - bài Thuốc để điều trị chứng loãng xương.
  • Nhiều trường hợp người cao tuổi bị ngã gây ra những hậu quả rất xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.
  • Loãng xương là một bệnh rất phổ biến, đứng sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ gây nhiều nỗi buồn phiền, rắc rối.
  • Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề như: gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội. phòng bệnh bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động đầy đủ.
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY