Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những điều bạn cần biết về bệnh loãng xương

Loãng xương là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Loãng xương là gì?

Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: Internet

Loãng xương là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương. Bệnh đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm tổn hại đến vi cấu trúc của tổ chức xương; làm giảm độ chắc của xương dẫn đến nguy cơ gãy xương.

Như vậy khi một người bị loãng xương thì hệ thống xương đều bị suy giảm cả chất và lượng xương.

Loãng xương được phân thành hai loại

Loãng xương nguyên phát là tình trạng loãng xương do tuổi tác (loãng xương nguyên phát type ii) và/hoặc sau tình trạng mãn kinh ở phụ nữ (loãng xương nguyên phát type i). loãng xương nguyên phát có thể do sự lão hóa của tạo cốt bào là tế bào tạo xương từ đó gây nên thiểu sản xương.

Loãng xương thứ phát là tình trạng loãng xương do các nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý như: cường cận giáp, cường tuyến giáp, hội chứng cushing, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, các dị dạng cột sống, các ung thư xương, đa u tủy xương, các bệnh lý dạ dày ruột gây rối loạn hấp thu... hoặc do sử dụng một số thu*c như corticoid, heparin, phenyltoin… kéo dài hoặc giảm nội tiết tố sinh d*c do cắt buồng trứng hoặc do dùng thu*c ức chế...

Một số bệnh lý bẩm sinh cũng gây nên tình trạng loãng xương như bệnh xương thủy tinh. ngoài ra phải kể đến những yếu tố nguy cơ loãng xương như tuổi cao, giới nữ, chủng tộc, di truyền, tiền sử gia đình có bố mẹ bị gãy xương do loãng xương, thể chất thấp bé nhẹ cân, lối sống tĩnh tại, hút thu*c lá nhiều, uống rượu nhiều, dinh dưỡng kém, ăn thiếu chất canxi, vitamin d, c...

Phòng bệnh loãng xương

Nhu cầu canxi hàng ngày

Để phòng chống loãng xương cần thực hiện ngay từ lúc nhỏ, chế độ ăn của trẻ cần phải đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin d để phòng chống còi xương. đến tuổi thanh niên, các bậc phụ huynh cần chú ý duy trì chế độ ăn đảm bảo cả 2 yếu tố trên để bộ xương phát triển tốt, đạt tới đỉnh cao của mật độ xương vào giai đoạn 25 – 30. sau đó, mật độ xương sẽ giảm xuống ở nữ tuổi mãn kinh và nam giới sau 55 tuổi.

Những người khi còn trẻ có mật độ xương thấp khi về già rất dễ bị loãng xương. những người gầy yếu, nhỏ bé cũng có nguy cơ loãng xương cao hơn. hiện nay, không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh loãng xương. tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm quá trình tiến triển đồng thời giảm nhẹ mức độ loãng xương bằng cách xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, phối hợp với các loại thu*c theo chỉ dẫn của thầy thu*c.

Cơ thể chúng ta cần trung bình khoảng 1.000mg canxi (đối với người ở độ tuổi từ 19 - 50), 400 - 800 đơn vị vitamin D, một lượng nhỏ magiê và vitamin K hàng ngày để giúp xương chắc khỏe. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 – 700 mg canxi/ngày, phụ nữ có thai cần hơn 1200 mg canxi/ ngày, người già trên 50 tuổi cần 1200 mg canxi/ ngày vì khả năng hấp thu canxi của họ thấp hơn. Canxi có thể cung cấp từ thực phẩm bổ sung canxi hoặc các viên uống bổ sung canxi.

Chế độ ăn phòng ngừa sớm bệnh loãng xương

Phương pháp giúp phòng bệnh loãng xương đó là xây dựng chế độ ăn uống, hoạt động thể lực, phơi nắng khoa học. chế độ ăn uống cần phải đảm bảo đầy đủ đạm và cung cấp đủ calories cho cơ thể. cơ thể chúng ta cần khoảng 50gr protein (đạm) mỗi ngày, tương đương với 100g cá biển, 2 cốc sữa chua ít béo và 1 quả trứng. cần phải hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn, bởi vì cholesterol là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng phá huỷ xương. lượng protein, lipid, muối natri (muối ăn hàng ngày còn gọi là muối nacl chứa ion natri) trong khẩu phần ăn nên vừa phải, nếu cao quá sẽ làm tăng bài tiết canxi. cần đảm bảo tỷ lệ giữa canxi và phospho cân đối, tốt nhất là vào khoảng từ 1.5 – 2.

Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D

Các loại thức ăn bổ sung canxi hàng ngày như: tôm, tép, cua, cá... Tốt nhất nên ăn cá, tôm, cua kho nhừ, ăn được cả vỏ và xương. Các loại rau như: rau muống, rau dền, măng khô, đậu nành, súp lơ... đều là những thực phẩm bổ sung canxi. Sữa và các chế phẩm từ sữa (ví dụ: bơ, phomat, yaourt...) là nguồn cung cấp canxi quan trọng và phổ biến nhất. Đối với những người béo phì hoặc mắc phải tình trạng tăng lipid máu, nên dùng sữa gầy là sữa có hàm lượng chất béo thấp và chỉ dùng với mục đích cung cấp canxi cho cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến như: nấm tươi, sữa, trứng, cá hồi, các loại sò..., vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được canxi hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các loại rau quả chính là nguồn cung cấp magie dồi dào như: rau lá xanh, các loại hạt và đậu. Thực phẩm giàu vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương như: các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ xanh, bắp cải, cải...

Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen tự nhiên như: giá đậu, đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt mè (vừng), bắp cải, tỏi ... giúp làm tăng khoáng chất trong xương.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-loang-xuong-61643.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-loang-xuong/20220208094615377)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
  • Tôi là nam giới, năm nay 41 tuổi. Bố tôi bị loãng xương thì tôi có bị không? Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?
  • BS Võ Quang Đình Nam, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Tôi 43 tuổi, bị gãy chân giờ xương khớp đã bị ch*t. Tôi muốn đi thay mà không biết tốn bao nhiêu tiền? Tôi nên điều trị ở BV nào thì tốt? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Hong - lethi…@yahoo.com)
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY