Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa nhức đầu, hoa mắt

Đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài...
Đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương). Theo YHCT, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương.

Nguyên nhân đau nhức đầu do nội thương gồm: can khí nghịch lên, đàm ủng huyết trệ, thận khí suy tổn và khí huyết hư... Người bệnh đau đầu do can khí nghịch lên thường có các triệu chứng: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn ọe, mặt hồng, mắt đỏ, miệng khô, cổ ráo hoặc tiểu tiện vàng, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa theo Đông y là bình can giáng nghịch (làm cho khí của can không nghịch lên). Sau đây là một số bài Thuốc trị.

Bài 1: câu đằng 12g, quyết minh tử 16g, cam thảo dây 12g, hạ khô thảo 16g, hương phụ sao 12g, chi tử sao vàng 8g. Sắc với 600ml nước, lấy 300ml Thuốc, chia uống 2 lần, sau bữa ăn. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.

Bài 2: Long đởm tả can thang: long đởm 12g, trạch tả 12g, mộc thông 12g, xa tiền tử 6g, đương quy 4g, sài hồ 12g, sinh địa 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g. Sắc uống. Tác dụng thanh can tả hỏa. Nếu tâm phiền, dễ cáu gắt, mất ngủ, thêm trúc diệp 12g, liên tâm 20g, hợp hoan bì 12g; mắt sưng đỏ đau, thêm cúc hoa 12g, thảo quyết minh 12g; đại tiện bí kết, thêm đại hoàng 6g.

Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 10-12g, câu đằng 12g, thạch quyết minh 32g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 32g, ích mẫu 16g, dạ giao đằng 20g, ngưu tất 16g, phục thần 20g. Sắc uống. Tác dụng bình can tiềm dương, tức phong chỉ thống. Nếu đầu đau quá, thêm bạch tật lê 8g, hạ khô thảo 8g; can thận âm hư rõ rệt, vùng mặt nóng đỏ, thêm địa cốt bì 12g, hoàng bá 12g; tâm phiền mất ngủ, thêm dạ giao đằng 12g, viễn chí 8g; hoa mắt chóng mặt nặng, thêm đại giả thạch 8g, sinh long cốt 16g, sinh mẫu lệ 16g.

Bài 4: Sài hồ thanh can tán: sài hồ 4g, chi tử 6g, đơn bì 6g, thanh bì 6g, cam thảo 4g, bạch thược 6g, hoàng cầm 6g, đương quy 6g, câu đằng 6g. Tác dụng thanh can hỏa giáng nghịch.

Bài 5: Linh dương câu đằng thang gia giảm: linh dương giác 6g, câu đằng 12g, tang diệp 12g, xuyên bối mẫu 10g, sinh địa 16g, cúc hoa 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, trúc nhự tươi 20g, phục thần 12g, mạn kinh tử 10g, thảo quyết minh 12g. Sắc uống.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-nhuc-dau-hoa-mat-n108566.html)

Tin cùng nội dung

  • Hoa mắt, chóng mặt và đau đầu là bệnh lý thường gặp khi cơ thể đang mắc phải một số triệu chứng như viêm tai trong, đau nửa đầu, đột quỵ, hạ đường huyết, rối loạn tiền đình, thiếu máu, xuất huyết não (trường hợp hiếm hoi) …
  • Mít không chỉ là thứ quả thơm ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh như giải rượu, tăng tiết sữa, chữa hen suyễn...
  • Ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài Thu*c chữa bệnh như: táo bón, đái rắt, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành...
  • Không thể phủ nhận những công dụng của trứng vịt lộn, nhưng khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần có hiểu biết đầy đủ về cái lợi và hại để có cách dùng, cách ăn sao cho có lợi nhất.
  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Theo Đông y, lươn (thiên ngư) có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan, tỳ, thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho người gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa.
  • Xuyên khung là thân rễ khô của cây xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.). Xuyên khung chứa tinh dầu, dầu béo...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY