Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Bạn có biết cách chăm sóc não bộ?

Dưới áp lực của cuộc sống, nhiều người bị chứng suy giảm trí nhớ “tấn công” khi chỉ vừa bước qua tuổi 30.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 36 triệu người trên toàn cầu mắc phải triệu chứng này và số bệnh nhân dự định tăng gấp đôi trong 15 năm tới.

Càng lớn, mỗi ngày, não người sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị hủy mà không được sản sinh thêm, dẫn đến những căn bệnh đãng trí như Alzheimer, Parkinson…

Để phòng những căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, rèn luyện thể thao điều độ, duy trì tâm hồn lạc quan, tươi trẻ và áp dụng những bài luyện trí não thường xuyên, trong đó học ngoại ngữ là một cách “” não bộ vừa đơn giản, vừa vô cùng hiệu quả.

Tiếp nhận thông tin từ sách báo, tivi

Việc thu nạp thông tin mỗi ngày sẽ giúp cho trí não đều đặn thực hiện các thao tác như: nhận dạng mặt chữ, phân loại nội dung, lưu trữ ký ức. Điều này sẽ hình thành thói quen tích cực để não luôn ở trạng thái hoạt động, phản xạ nhanh với những điều diễn ra trong cuộc sống.

Ở người lớn tuổi, do không còn chịu áp lực về công việc, cuộc sống nên khối lượng thông tin được xử lý không còn nhiều như trước. Tình trạng “nghỉ ngơi” của não càng kéo dài, sự lão hóa càng dễ dàng… kéo đến.

Đó là lý do khiến con người cần kích thích hoạt động mỗi ngày, trong đó, thói quen tiếp nhận thông tin từ sách báo, tivi là một trong những phương pháp vừa đơn giản, vừa rất hiệu quả.

Giải ô chữ, câu đố

Với các chuyên gia thần kinh học, giải ô chữ, câu đố là phương pháp “chăm sóc” khá phổ biến. Quá trình tư duy, kết nối dữ liệu để tìm đáp án sẽ giúp chúng ta suy nghĩ với cường độ cao, tạo áp lực làm “nóng” não bộ, kích thích các nơ-ron thần kinh hoạt động tốt hơn. Rèn luyện thói quen giải câu đố, ô chữ khoảng 30 phút mỗi ngày là gợi ý cho những người muốn cải thiện trí nhớ và khả năng phản xạ.

Học ngoại ngữ mỗi ngày

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Neuroscience cho biết: Người biết ít nhất 2 ngôn ngữ sẽ có sự nhạy cảm trong tư duy cao hơn những người khác. Quá trình nghiên cứu chỉ ra lợi ích của khả năng nói được song ngữ nằm ở chỗ con người có thể phán đoán sự viêc nhanh và chính xác hơn, đồng thời của họ cũng sử dụng ít năng lượng hơn so với những người chỉ biết 1 thứ tiếng.

Tiếp cận ngoại ngữ khi tuổi còn nhỏ sẽ giúp duy trì trí tuệ minh mẫn khi về già. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ không giới hạn độ tuổi, giới tính. Theo thông tin mới công bố trên Annals of Neurology, sự linh hoạt về tư duy và nhận thức của con người được kích hoạt khi họ bắt đầu học một ngoại ngữ mới.

Với người trưởng thành, ngoại ngữ giúp kích thích hoạt động một cách liên tục, phòng chống bệnh lão hóa, tăng khả năng thích ứng với những tình huống mới mẻ và bất ngờ xảy ra trong đời sống.

Sau quá trình dày công nghiên cứu, tại Hội nghị năm 2011 của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ khoa học, các chuyên gia còn chỉ ra rằng: Ngoại ngữ giúp con người trì hoãn sự phát triển của Alzheimer.

Căn bệnh này có thể tấn công bất cứ ai và cho đến nay các nước có nền y khoa phát triển bậc nhất vẫn chưa tìm ra liệu pháp chữa trị căn bệnh này. Do đó, con người chỉ có thể phòng chống căn bệnh này theo lời khuyên của bác sĩ, một trong số đó là học thêm ngoại ngữ mới.

Theo Saga - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ban-co-biet-cach-cham-soc-nao-bo-n247482.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Bệnh parkinson được mô tả lần đầu tiên ở những người già. James Parkinson (1817) gọi đây là bệnh liệt rung. Charcot (1886) nhấn mạnh rằng đây không phải là bệnh lão hóa mà là một bệnh của tuổi già.
  • Ở NCT, ngay từ khi khởi phát, các triệu chứng có thể đầy đủ ở cả hai bên với giảm động tác, tăng trương lực, run và rối loạn thăng bằng. Triệu chứng về tâm thần thường nặng và tiến triển nhanh.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Gần đây, người ta đã chỉ ra những gen có vai trò gây bệnh Parkinson ở những đối tượng bị bệnh di truyền.
  • Các nhà khoa học Mỹ cho biết vừa phát hiện thêm hai biến thể di truyền mới liên quan đến bệnh Parkinson.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY