Dinh dưỡng hôm nay

Bạn có biết rau càng cua kỵ gì không?

Rau càng cua là một loại cây dại nhưng lại có rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, với những tác dụng thần kỳ, bạn có tò mò liệu rau càng cua kỵ gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp điều đó.

1. Rau càng cua là gì?

Trước khi tìm hiểu rau càng cua kỵ gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua những thông tin cơ bản về loại rau này. Rau càng cua là loại rau thuộc họ hồ tiêu, nó mọc ở nhiều nơi và sống trong vòng 1 năm, nó ưa khí hậu nhiệt đới, rau càng cua có vị chua, giòn, có giá trị dinh dưỡng cao. 

Rau càng cua thường được gọi bằng nhiều tên khác như: rau tiêu, cúc áo, đơn buốt, đơn kim, quỷ châm thảo hay tiểu quỷ châm,… Đây là loại rau dại, mọc hoang dã ở những nơi ẩm ướt, có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có lá hình trái tim, có màu xanh nhạt, thân cao khoảng 30 – 40cm, có nhiều nước. Rau có hoa mọc thành chùm dài, dạng sợi và có cuống ở ngọn. 

Khi ăn, rau có vị chua, đắng nhẹ, nhiều nước và giòn. Rau càng cua dùng chế biến thành nhiều món ăn rất ngon như: salad, thịt bò xào tái, trộn với cá mòi đóng hộp, hay dùng để ăn với lươn om,… Thậm chí hiện nay, loại rau này còn được coi là đặc sản, thường được phục vụ ở các nhà hàng lớn.

2. Lợi ích của rau càng cua

Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị Thu*c. Theo Đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị Thu*c. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Các chất kali, magie trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm Thu*c trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

2.1. Chống viêm

Rau càng cua là một vị Thu*c truyền thống dùng trong điều trị sốt, ho, cảm lạnh, đau đầu và viêm khớp. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ loại rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có sự hiện diện của chất prostaglandin tổng hợp. Một nghiên cứu khác trên thỏ cho thấy rau càng cua còn có tác dụng hạ sốt tương đương với Thu*c aspirin.

2.2. Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu đã tiến hành tách các hợp chất từ rau càng cua và phát hiện rau có tác dụng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng của loại rau này trong việc điều chế các loại Thu*c điều trị ung thư.

2.3. Chống oxy hóa

Rau càng cua còn có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất beta caroten trong loại rau này còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

2.4. Kháng khuẩn

Các chất patuloside A và axanthone glycoside được tìm thấy trong rau càng cua có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng.

2.5. Ngừa viêm khớp

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ rau càng cua kết hợp với Thu*c Ibuprofen có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là các triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm khớp gối.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dịch chiết xuất từ loại rau này có khả năng tăng tốc độ chữa lành các chấn thương như gãy xương.

2.6. Giảm nồng độ axit uric trong máu

Một thử nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau càng cua có thể kiềm hãm nồng độ cao của axit uric trong máu. Trong thí nghiệm trên, những con chuột được uống chiết xuất từ rau càng cua có thể giảm 44% nồng độ axit uric trong máu. Kết quả này cho thấy nhiều hợp chất chiết xuất tự nhiên từ rau càng cua có thể dùng để thay thế cho Thu*c allopurinol trong việc điều chỉnh mức axit uric trong máu.

2.7. Ức chế chứng rối loạn cảm xúc

Trong một thử nghiệm ở Bangladesh, các nhà khoa học đã cho chuột dùng Thu*c Nikethamide để kích thích sự phấn khích. Sau đó, chuột được cho dùng chiết xuất từ rau càng cua. Kết quả từ cuộc thử nghiệm này cho thấy loại chiết xuất này chứa một số hợp chất có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn cảm xúc quá mức.

3. Các bài Thu*c từ rau càng cua

Rau càng cua trị bệnh gì? Dưới đây là một số bài Thu*c chữa bệnh từ rau càng cua:

- Viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

- Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

- Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.

- Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.

- Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.

- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

4. Ai không nên ăn rau càng cua?

Rau càng cua mang lại nhiều lợi ích cho con người nên nó thường có rất ít tác hại. Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng. Đối với một số người đang điều trị hoặc bị bệnh sỏi thận lâu năm đang điều trị các loại Thu*c, những người đang bị tiêu chảy thì không nên ăn rau càng cua.

5. Rau càng cua kỵ gì?

Loại rau này chống chỉ định sử dụng đối với người có phản ứng nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của rau. Hiện nay chưa có các dữ liệu lâm sàng đầy đủ chứng minh về các phản ứng đối với thai nhi và em bé nên phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh ăn loại rau này.

Một vài nghiên cứu cho thấy loài cây này chứa chất tổng hợp prostaglandin, là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau, ngoài ra còn có các tác dụng S*nh l* ở các mô riêng biệt, gây trở ngại cho thai nhi và em bé.

Rau càng cua khi ăn có mùi mù tạt và có thể gây ra các triệu chứng như hen suyễn đối với người nhạy cảm với thành phần của rau. Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm về độc tính của rau càng cua trên cơ thể người. Tuy nhiên, khi thí nghiệm trên động vật, việc dung nạp tinh chất dạng nước của rau càng cua trong 14 ngày cho thấy loại rau này không gây ra các phản ứng có hại cho động vật.

Vậy rau càng cua kỵ gì? Theo bài viết, rau càng cua được xem như loại thần dược đối với con người. Trước khi mọi người chưa biết đến rau càng cua thì nó được coi như loại cỏ dại ở ngoài đường. Với những công dụng tuyệt vời thì nó đang được rất nhiều chuyên gia nghiên cứu đưa vào các thành phần của Thu*c để chữa trị các loại bệnh. Trong bữa ăn hàng ngày thì rau càng cua cũng là nguyên liệu bổ sung nhiều dưỡng chất rất giá trị trong các món ăn.

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ban-co-biet-rau-cang-cua-ky-gi-khong-375637.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ban-co-biet-rau-cang-cua-ky-gi-khong-375637.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chon-thuc-pham-15/ban-co-biet-rau-cang-cua-ky-gi-khong-375637)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY