Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bạn đã biết tại sao mình hay bị nổi mề đay?

Nếu bạn thường xuyên nổi mề đay thì hãy chú ý xem có phải một trong những nguyên nhân dưới đây không nhé.

Nổi mề đay là gì, có lây không?



Ảnh minh họa.

Bệnh nổi mề đay là một hiện tượng phản ứng viêm da, do sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. đây không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng sẽ gây ra sự khó chịu và để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ nếu không được chữa trị dứt điểm.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), bệnh mề đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh chỉ có thể tái phát nhiều lần chứ không thể lây từ người này sang người khác.

Triệu chứng nổi mề đay thường gặp

Thông thường các dấu hiệu thể chỉ xuất hiện trong một vài ngày hoặc kéo dài cả tuần sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. tùy cơ địa mỗi người mà các triệu chứng nổi mề đay thường thể hiện gồm:

Ngứa trên da: Đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh mề đay xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo cơn ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Nếu tiếp tục gãi, da sẽ bong tróc và chảy máu, để lại nhiều vết sẹo.

Nổi mẩn đỏ phát ban: Những mẩn đỏ thường không đều màu và xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Xuất hiện mụn nước: Triệu chứng bệnh mề đay đặc trưng nhất là xuất hiện những mụn nước li ti tại một số vị trí trên cơ thể, khi vỡ ra sẽ gây lây lan ra những vùng da xung quanh.

Khó thở: nổi mề đay tiến triển nặng sẽ gây khó thở và kéo theo nhiều biểu hiện khác như sốt cao, trụy tim, rối loạn tiêu hóa…

Nhiễm trùng: đây là triệu chứng nổi mề đay thể hiện tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các vết thương trên da do gãi nhiều nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Nguyên nhân nổi mề đay thường gặp

Phần lớn, nguyên nhân nổi mề đay thông thường là do dị ứng. dị ứng sẽ xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất mà nó xem là có hại, được gọi là chất gây dị ứng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng và mọi thứ đều có thể gây dị ứng. tuy vậy, nguyên nhân nổi mề đay do dị ứng thường gặp nhất là thực phẩm, Thu*c, côn trùng đốt hay nhiễm trùng.

Dị ứng thực phẩm

Trong các nguyên nhân gây nổi mề đay thì dị ứng thực phẩm là một căn nguyên phổ biến nhất. giống như các loại dị ứng khác, dị ứng thực phẩm là do hệ miễn dịch xác định nhầm một thực phẩm là yếu tố ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó.

Về lý thuyết, thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, không phân biệt nguồn gốc từ động vật hay thực vật. tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, những thực phẩm giàu protein (đạm) là dễ gây dị ứng hơn cả, điển hình là hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây hay một số loại quả như dâu tây, kiwi hoặc đồ uống lên men như rượu bia … những thực phẩm thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây dị ứng, nổi mề đay chứ không chỉ thực phẩm tổng hợp.

Dị ứng Thu*c

Trong nhiều trường hợp, Thu*c chính là nguyên nhân của bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa. Tất cả các loại Thu*c và đường đưa Thu*c (uống, đặt, tiêm, bôi …) vào cơ thể đều có thể gây dị ứng, nổi mề đay.

Các loại Thu*c dễ gây nổi mề đay, dị ứng nhất là kháng sinh, đặc biệt là nhóm beta lactam; Thu*c chống viêm không steroid như aspirin; các loại vắc xin, huyết thanh… Thậm chí, Thu*c chống dị ứng như glucocorticoid hay kháng histamin tổng hợp như claritin cũng có thể tác động làm mề đay xuất hiện.

Mề đay do Thu*c thường xảy ra ngay sau khi dùng Thu*c hoặc sau đó vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm với sốt, nổi hạch, đau khớp …

Côn trùng đốt

Hầu hết khi con người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Ở người bình thường, khi bị côn trùng độc hoặc không độc đốt vào da, nó sẽ gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ, kèm ngứa trong một thời gian ngắn. Với người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng, phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Do nhiễm trùng

Một nguyên nhân nổi mề đay thông thường khá phổ biến là do nhiễm virus như viêm virus gan siêu vi b, c; nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, miệng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) …

Ở những trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, việc xác định nguyên nhân gây bệnh đều rất khó khăn, do phải làm nhiều các xét nghiệm mới tìm được kết quả.

Nguyên nhân nổi mề đay do các tác nhân vật lý

Mề đay vật lý là tình trạng phát ban da được kích hoạt bởi một số yếu tố vật lý như áp lực, nóng, lạnh, ra mồ hôi, nước và ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ, song các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của các phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể. Cũng bởi tự miễn dịch và cơ chế không dị ứng nên mề đay vật lý có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Mề đay vật lý có nhiều loại, bao gồm: da vẽ nổi, mề đay lạnh, mề đay cholinergic, mề đay áp lực và mề đay mặt trời.

Tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học gây nổi mề đay

Mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm hay chất tẩy rửa thông thường… Nguyên nhân gây bệnh mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ nhỏ.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/ban-da-biet-tai-sao-minh-hay-bi-noi-me-day-34980.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ban-da-biet-tai-sao-minh-hay-bi-noi-me-day/20210201091941226)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY