Ngoài các yếu tố như chất lượng thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hình thức sản phẩm,…người tiêu dùng cần quan tâm đến hạn sử dụng của thực phẩm.
Khi mua thực phẩm người tiêu dùng nên chú ý đến hạn sử dụng. Ảnh: NV
Theo ban quản lý an toàn thực phẩm tp.hcm, thời hạn sử dụng thực phẩm được định nghĩa là “thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn”. hạn sử dụng thực phẩm đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm, thời gian sản phẩm giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng.
Theo điều 44 tại luật an toàn thực phẩm năm 2010, việc ghi thời hạn sử dụng trên nhãn được chia làm ba cách tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày”, “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Nếu gom ba cách ghi trên về hạn sử dụng được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến là “sử dụng đến ngày” và “sử dụng tốt nhất trước ngày”. theo đó, các nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm pháp lý với việc ghi hạn sử dụng.
Cụ thể, “sử dụng đến ngày” có nghĩa là thực phẩm phải được sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định vì lý do sức khỏe và tính an toàn. không sử dụng thực phẩm sau ngày ghi trên nhãn, đồng thời không được bán sản phẩm sau ngày sử dụng vì sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng.
“ngày sử dụng tốt nhất” có nghĩa là vẫn có thể sử dụng thực phẩm khoảng một thời gian sau ngày sử dụng tốt nhất vì chúng vẫn an toàn. thực phẩm ghi hạn sử dụng tốt nhất có thể bán sau ngày đó, nhưng với điều kiện thực phẩm vẫn phù hợp với người sử dụng và đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền.
Theo luật sư Lê văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, quy định hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
Người vi phạm quy định về “Hạn sử dụng” hành hoàn thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2000 với mức xử phạt cao nhất lên đến 50 triệu đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Đối với hàng hóa vi phạm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, Thu*c phòng bệnh và Thu*c, nguyên liệu làm Thu*c, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế thì mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định nêu trên.
Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là buộc tiêu hủy tang vật và người vi phạm còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Những thực phẩm tuyệt đối không nên bảo quản trong tủ lạnh
(plo)- nhiều người cho rằng, tủ lạnh là nơi có thể bảo quản thực phẩm tươi lâu và tốt nhất. trên thực tế, có một số loại thực phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm giảm hương vị hoặc thay đổi kết cấu của chúng.
Chủ đề liên quan:
bị xử lý hình phạt Luật an toàn thực phẩm phực phẩm quá hạn thời hạn sử dụng thực phẩm thực phẩm quá hạn trách nhiệm pháp lý xử lý