Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Báo động: Tại Việt Nam gần 70% người dân tăng đường huyết chưa được phát hiện

Mức độ nguy hiểm của tiền đái tháo đường đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Tiền đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và cuối cùng là các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường như giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, đoạn chi...

11% người tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành đái tháo đường mỗi năm

Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu thì 11% người tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành đái tháo đường mỗi năm ; 15-30% người tiền đái tháo đường sẽ mắc đái tháo đường trong vòng 5 năm, ước tính con số này lên đến 50% trong vòng 10 năm. Thông thường, phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có 20-60% nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường trong vòng 5-10 năm sau khi mang thai.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo Công bố chỉ định tiền đái tháo đường, đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ “Chương trình tầm soát tiền đái tháo đường vì phúc lợi bệnh nhân” do Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam tổ chức ngày 23/11 tại Hà Nội.

Tiền đái tháo đường hiện là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi trên thế giới hiện nay. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 ước tính có 1/14 dân số trưởng thành mắc tiền đái tháo đường, tương đương 352 triệu người.

Việc tầm soát sớm, tiền đái tháo đường rất quan trọng vì tiền đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và cuối cùng là các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường như giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, đoạn chi...

Riêng khu vực Đông Nam Á, số người mắc tiền đái tháo đường dự đoán tăng từ 29 triệu người (2017) lên 50 triệu người năm 2045. Ở Mỹ, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc tiền đái tháo đường và có đến 90% số người mắc tiền đái tháo đường không biết mình mắc bệnh.

Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ năm 2012, tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường thường cao hơn gấp đôi so với đái tháo đường. Mặt khác, theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người chưa được phát hiện.

Theo định nghĩa về dịch tễ học, tiền đái tháo đường là tình trạng cơ thể có nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết người mắc tiền đái tháo đường được xác định ở mức 100 - 125mg/dL so với mức <=90mg/dL ở người bình thường và mức >= 126mg/dL ở người mắc đái tháo đường.

Chuyên gia cảnh báo biến chứng nguy hiểm của tiền đái tháo đường

Mức độ nguy hiểm của tiền đái tháo đường đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Tiền đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và cuối cùng là các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường như giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, đoạn chi...

Tuy nhiên, ở thời điểm bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường, các biến chứng mạch máu lớn đã tồn tại từ trước đó, trong giai đoạn tiền đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nguy cơ tim mạch tăng 20% ở người tiền đái tháo đường so với người bình thường và khi kiểm soát trở về bình thường trên đối tượng này sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

GS. TS Trần Hữu Dàng- Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam phát biểu tại họp báo.

Phát biểu tại buổi họp báo, GS. TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật ngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường trong cộng đồng gia tăng theo cấp số nhân sau từng thập kỷ. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi (chỉ sau T*i n*n giao thông), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rối loạn nhận thức, giảm tuổi thọ…

Cần thiết giúp người dân được tầm soát sớm đái tháo đường

Tuy nhiên, một vấn đề nhức nhối không kém là bệnh nhân thường trải qua thời kỳ tiền đái tháo đường trước khi mắc đái tháo đường mà không hề hay biết. Tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 trong vòng 5-10 năm hoặc sớm hơn. Thực tế thì hầu hết mọi người chỉ mình bị tiền đái tháo đường qua các đợt khám sức khỏe hoặc qua chương trình khám sàng lọc đái tháo đường, hoặc tình cờ khám, điều trị bệnh nào đó.

“Do đó, giúp có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường được tầm soát sớm một cách sâu rộng tại các bệnh viện là cách hiệu quả để ngăn chặn đái tháo đường trong cộng đồng”- GS. TS Trần Hữu Dàng cho biết

Thông tin tại chương trình, các chuyên gia cho hay, người mắc tiền đái tháo đường là tiền đái tháo đường có thể hồi phục, thông qua việc thực hiện các chương trình điều chỉnh lối sống dựa trên việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tăng mức độ hoạt động thể chất.

Nói cách khác, người mắc tiền đái tháo đường vẫn có cơ hội làm chậm quá trình diễn tiến thành đái tháo đường và thậm chí là quay trở lại mức bình thường.

Ký kết biên bản hợp tác chương trình "Tầm soát tiền đái tháo đường vì phúc lợi bệnh nhân”

Vì thế, việc được tiếp cận chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường là vô cùng quan trọng và bức thiết trên cả phương diện giúp bệnh nhân giảm sự tổn hại cho sức khoẻ lẫn chi phí chi trả cho các biến chứng đái tháo đường, nâng cao chất lượng cuộc sống

Chương trình "Tầm soát tiền đái tháo đường vì phúc lợi bệnh nhân” giúp chẩn đoán sớm tiền đái tháo đường ở những bệnh nhân có nguy cơ cao: Thừa cân, tăng huyết áp, gia đình có tiền sử người bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... Ngoài ra, chương trình cũng nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về tiền đái tháo đường - giai đoạn nguy cơ trước khi tiến triển thành đái tháo đường để giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm, tiếp cận điều trị kịp thời và phòng ngừa tốt hơn.

Chương trình dự kiến thực hiện từ tháng 11-2019 cho đến năm 2020 trên 2.500 đối tượng nguy cơ cao tiền đái tháo đường tại 6 bệnh viện lớn trên cả nước, bao gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội.

Đây là chương trình quan trọng trong chuỗi hành động “Tiền đái tháo đường – Thay đổi tương lai ngay hôm nay” do Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam bắt đầu thực hiện từ tháng 11/ 2019 trên cả nước.

GS. TS Trần Hữu Dàng mong muốn thông qua chương trình có thể phổ biến kiến thức về tiền đái tháo đường đến nhân viên y tế để giúp họ tư vấn, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ngay từ đầu, đồng thời giúp vấn đề dự phòng, kiểm soát đái tháo đường trong cộng đồng được tốt hơn.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bao-dong-gan-70-nguoi-dan-tang-duong-huyet-chua-duoc-phat-hien-tai-cong-dong-n166070.html)

Tin cùng nội dung

  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY