Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết

Sau Tết thường dư một lượng lớn thực phẩm nên chị em hãy chú ý cách bảo quản nhé.

Đối với các loại thực phẩm chín

Bánh chưng là thực phẩm thường còn lại nhiều sau tết. nguồn ảnh: internet

Trong những ngày tết, các gia đình chắc chắn không thể thiếu những món ăn truyền thống như giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét... những món ăn này thường được các mẹ mua trước tết để dự trữ. tuy nhiên, những món ăn quen thuộc này lại rất dễ ngấy và thường thừa lại nhiều sau tết. đối với những thực phẩm chín này, bạn có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.

Tuy nhiên, với thời tiết mùa xuân nồm ẩm, ấm dần lên thì những thực phẩm này lại rất dễ bị hư hỏng. chính vì vậy, bạn có thể tham khảo các cách bảo quản với từng loại thực phẩm riêng như sau:

Các loại bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng bọc thực phẩm bao kín. khi lấy bánh trong tủ lạnh ra, cần luộc, hấp lại trước khi ăn hoặc rán để thay đổi khẩu vị.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.

Giò chả có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào... và đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ c để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn. khi bảo quản đúng cách, giò chả sẽ giữ được 4 - 6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí có thể giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

Với món thịt đông, bạn nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Rau quả

Loại thực phẩm này phải được làm sạch dưới vòi nước chảy, để ráo và bảo quản trong tủ lạnh dưới 4 độ c, theo hướng dẫn của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ (fda).

Khoai tây nấu chín có thể cất trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một số loại trái cây thải ra khí ethylene có thể khiến các sản phẩm xếp bên cạnh hư hỏng nhanh hơn. Bạn nên để táo cách xa các loại rau củ quả khác.

Trái cây trong tủ lạnh cần ăn hết trong vòng 1 đến 3 ngày để có hương vị và độ tươi tối đa.

Trứng và sản phẩm liên quan tới sữa

Trứng sống có thể giữ trong tủ lạnh từ 3 đến 5 tuần. Trứng luộc chín còn ăn được trong 1 tuần. Trứng và các sản phẩm từ sữa thích hợp trong không gian dưới 4 độ C.

Các sản phẩm từ sữa để trong tủ lạnh giữ được chất lượng trong các khoảng thời gian khác nhau: Sữa (1 tuần), sữa chua (1-2 tuần), phô mai mềm (1 tuần), phô mai cứng (3-4 tuần sau khi mở).

Bánh mứt

Với các loại bánh mứt thì bạn nên bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. bạn có thể cho vào túi kín hoặc lọ thủy tinh và cho vào đó một ít gói hút ẩm để bánh mứt giữ được lâu hơn.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/bao-quan-thuc-pham-thua-sau-tet-61637.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bao-quan-thuc-pham-thua-sau-tet/20220208034738258)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY