Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Báo sức khỏe đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế

Cây dành họ cà phê, được người chơi cây cảnh rất ưa chuộng. Cây cao khoảng 1-2m, có lá xanh tốt quanh năm, ít rụng lá; mùa hè nở hoa và mùa thu cho trái.

Tất cả các bộ phận của cây dành dành đều dùng làm Thu*c, đặc biệt là sơn chi tử (quả dành dành).

Khi quả chín, người ta ngắt bỏ cuống, ngâm quả trong nước sôi hoặc đồ qua, bóc bỏ vỏ lấy nhân, dùng làm Thu*c thanh nhiệt lương huyết. Nếu sao qua tả hỏa mạnh, sao đen lại cầm máu. Theo Đông y, sơn chi tử có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can và vị. Có tác dụng tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, giải độc. Chữa chứng nhiệt, tâm phiền, sốt cao bứt rứt, thấp nhiệt vàng da, tiểu tiện ít đỏ, nhiệt lâm, huyết nhiệt, xuất huyết, ung thũng sang độc. Liều dùng: 8-20g. Sau đây là một số cách dùng chi tử làm Thu*c trên lâm sàng:

Bài 1 - Thang Chi tử thị: Chi tử 12g, đậu thị 8g. Sắc uống. Trị chứng nhiệt uất trong ngực, tim hồi hộp không yên.

Bài 2: Chi tử (sao vàng) 16g, thảo quyết minh (sao đen). Sắc uống. Chữa chứng hỏa bốc (nhức đầu, đau mắt, ù tai, chảy máu mũi).

Dành dành được người chơi cây cảnh rất ưa chuộng, quả dành dành (sơn chi tử) là vị Thu*c quý trị nhiều bệnh.

Bài 1 - Thang lương huyết: Chi tử 16g, hoàng cầm 12g, bạch mao căn 20g, tri mẫu 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, trắc bách diệp 12g, xích thược 12g. Sắc uống. Trị các chứng huyết nhiệt gây nôn ra máu, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, tiểu rỉ ra máu, đau rát...

Bài 2 - Thang Chi tử nhân: Chi tử 16g, bạch mao căn 20g, đông quỳ tử 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị viêm bàng quang cấp tính, tiểu ra máu, nóng buốt.

Bài 3: Chi tử (sao vàng) 20g, hòe hoa 20g. Sắc uống, khi uống thêm ít muối. Chữa nôn ra máu, ho ra máu.

Trị chứng hoàng đản do thấp nhiệt, bụng trướng phát sốt, tiểu tiện vàng và ít.

Bài 1 - Thang Chi tử bá bì: Chi tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm gan cấp tính, hoàng đản, tim nóng hồi hộp, tiểu tiện đỏ vàng, toàn thân phát vàng.

Bài 2: Chi tử 12g, nhân trần 30g, vỏ đại 10g, chút chít 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt.

Ngoài quả dành dành, các bộ phận khác của cây dành dành đều được dùng làm Thu*c.

Lá dành dành có vị đắng chát, tính hàn; có tác dụng tiêu thũng, tán ác sang. Chữa nhọt độc, đầu đinh và vết thương.

Hoa dành dành vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh phế lương huyết. Chữa phế nhiệt, ho có đờm đặc (mỗi lần dùng 3 hoa, thêm mật ong, hấp chín); chữa chảy máu cam (hoa khô tán bột, thổi vào mũi).

Rễ dành dành có vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc. Chữa sốt cảm mạo, viêm gan vàng da, nôn ra máu, chảy máu cam, viêm thận phù thũng. Ngày dùng 15-30g, sắc uống.

Chú ý: Người tỳ vị hư, tiêu chảy kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/danh-danh-cay-canh-cay-thuoc-n172327.html)
Từ khóa: dành dành

Chủ đề liên quan:

dành dành

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY