Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bắt đầu một thói quen mới để làm nên cuộc sống khác biệt: Chuyên gia sống cách ly gợi ý cách giúp bạn đổi đời trong thời gian này

Hãy tạo cho mình một thói quen mới. Hãy giữ bản thân luôn bận rộn và đừng để sự buồn chán chiếm lấy thời gian.

Dịch Covid-19 khiến của tất cả chúng ta bị xáo trộn. Những ngày "cách ly xã hội", chỉ ở nhà có vẻ thật sự buồn chán. Nhưng có rất nhiều người trong xã hội này đã sống như thế suốt nhiều năm mà vẫn hài lòng với cuộc sống, thậm chí còn tìm ra cách để phát triển bản thân thật xuất sắc. Họ là những nhà khoa học ở vùng cực, những nhà sư, những thủy thủ ngoài đảo xa… Lời khuyên của họ chắc có thể giúp bạn vượt qua những ngày cách ly xã hội sắp tới.

Marion Dierickx, nhà khoa học vùng cực: Nuôi dưỡng môi trường sống để cân bằng tâm trí

Marion Dierickx, nhà khoa học vùng cực.

Dierickx là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về vũ trụ học thực nghiệm tại Harvard. Cô thường dành 2 – 3 tháng mỗi năm để đến trạm Nam Cực Amundsen-Scott để thực hiện bảo trì kính viễn vọng của khoa.

“Môi trường như ở nơi đây thì quanh năm suốt tháng chẳng thay đổi. Bạn cũng khó có thể đi ra ngoài. Hồi ở phòng thí nghiệm, tôi phát hiện ra mình có thể dành thời gian quanh quẩn để dọn dẹp phòng ốc. Và bây giờ, khi đang bị cách ly trong chính căn hộ của mình vì dịch bênh Covid-19, tôi cảm tưởng như mình đang quay lại cuộc sống ở phòng thí nghiệm trước đây vậy”.

Cô chọn những việc để phân tán sự chú ý như trồng cây hay dọn dẹp, trang trí phòng ốc để truyền năng lượng tích cực. Nuôi dưỡng môi trường sống trong lành có thể giúp cân bằng tâm trí của chúng ta.

Môi trường sống ở Nam Cực: Nếu là mùa hè thì ánh sáng chiếu rọi 24/24 nên rất khó ngủ. Nếu không vì ánh sáng thì cũng vì độ cao 3000m của khu vực đó mà lượng oxy chỉ có khoảng 70% so với môi trường bình thường, sáng nào ngủ dậy cô cũng bị chảy máu cam. Vì thế, ngay cả việc nghỉ ngơi cũng trở nên khó khăn, mệt mỏi.

Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là buộc bản thân phải đi ngủ đúng giờ quy định. Cô cũng chơi những trò chơi tương tác hay đọc các sách tưởng tượng, giải trí.

Làm thế nào để có thể sống một cách thoải mái cùng một nhóm người trong môi trường đặc biệt như vậy? “Đó là một trong những thách thức lớn nhất đấy”, cô nói, “Đặc biệt là nếu trong nhóm đó có ai đó mà bạn không thể hòa đồng được thì lại càng tồi tệ. Tôi nhận ra mình phải sử dụng mặt tốt của bản thân, hào phóng với mọi người và với những lỗi lầm xung quanh. Nói chung là đối diện với mọi người bằng sự tử tế.”

Ryan Ramsey, thuyền trưởng tàu ngầm: Hãy tận hưởng những gì bạn đang có, đừng quên tập thể dục

Ramsey đã chỉ huy tàu ngầm HMS Turbulent chạy bằng năng lượng hạt nhân từ năm 2008-2011.

“Các thủy thủ tàu ngầm đều được đào tạo để thích nghi với sự cách ly xã hội. Điều đầu tiên cần làm được đó là hình thành một thói quen. Công việc này yêu cầu kỷ luật cao. Bạn phải làm những điều giống nhau vào mỗi ngày. Trong khi vẫn phải đổi mới những ngày cuối tuần. Và thế là bài toán phân loại thời gian diễn ra.”

Ramsey đề xuất việc hạn chế xem tin tức trên TV hoặc các mạng xã hội vì những tin tức thay đổi liên tục sẽ kích thích sự ham muốn vui chơi của bạn, mà điều này thì lại là tiêu cực với yêu cầu công việc. Bạn chỉ nên xem 1 tin tức lần mỗi ngày để dành thời gian làm những việc khác. Anh cũng đề cao tầm quan trọng của việc tập thể dục.

“Nếu bạn khỏe mạnh về thể chất thì tự khắc tinh thần cũng sẽ khá hơn. Tôi từng tập thể dục với những quả tạ trong cabin của mình mặc dù nó rất nhỏ. Và tôi cũng chú trọng đời sống tinh thần bằng cách đọc sách và làm những thứ gì mới mẻ, khác biệt. Đây là lúc rất thích hợp để học một cái gì đó đấy.”

Bên cạnh đó thì môi trường làm việc của anh cũng khá đặc thù, “giống như một ống thép lớn với 130 con người ở trong đó”. Và vì thế, sớm muộn nó cũng sẽ xuất hiện những xung đột. Khi đó, hãy ngồi xuống nói chuyện và cùng tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Lời khuyên cuối cùng của Ramsey là “hãy tận hưởng những gì đang có”. Tập trung vào những thứ bạn có hơn là những điều không thể khi đang bị cách ly. Hãy cố gắng đừng nghĩ đến những chuyện sẽ xảy ra sau này, bạn chỉ có thể kiểm soát những gì của hiện tại mà thôi.

Christopher Jamison, tác giả sách: Tự tạo ra sự tích cực, sống mỗi ngày với sự biết ơn

Jamison là tác giả của cuốn sách Tìm kiếm hạnh phúc: Các bước tu tập để có một cuộc sống đủ đầy. Với kinh nghiệm tu sĩ 50 năm, ông đã lập ra trang web alonetogether.org.uk, trong đó có một phần giúp bạn giải quyết sự cô đơn và tự làm hài lòng với cuộc sống đơn độc.

“Tất cả chúng ta đang trải qua những đợt sóng cảm xúc khác nhau. Ban đầu chúng ta tức giận với những người đi lại tự nhiên trong siêu thị, với những người đổ xô đi tích trữ thực phẩm và với cả những người không chịu nghe theo lệch cách ly tại nhà. Đằng sau sự tức giận đó là nỗi lo sợ về nguy cơ mắc bệnh. Và sau đó nữa, cảm giác cô đơn, buồn chán bắt đầu xâm chiếm lấy trí óc”.

Vậy một cuộc sống kiểu tu sĩ có thể giúp gì hay chỉ làm cuộc sống này thêm nhàm chán?

“Nếu bạn cứ để cuộc sống tự chi phối một ngày thì nó sẽ chẳng có gì khác biệt, sẽ chi phối luôn cả con người bạn. Nhưng nếu có thể tự tạo ra những nhịp điệu thì bạn sẽ thấy mọi thứ thú vị hơn nhiều”.

Jamison đã vạch ra sự khác nhau giữa buồn chán và lờ phờ. Buồn chán là chẳng có gì để làm, trong khi đó uể oải, lờ phờ là bạn có việc để làm nhưng chẳng thích thú gì. Hầu hết mọi người chịu đựng cái sau, nhưng lại gọi nó là cái trước vì nó giúp họ thoát khỏi cảm giác phải có trách nhiệm. Trong tu viện, mọi người luôn rung chuông báo cho bạn phải làm gì tiếp theo nên mặc nhiên bạn chẳng còn thời gian để mà nhàm chán.

Chìa khóa cho vấn đề này là sự tích cực. “Đừng bắt đầu ngày mới với những sự cáu giận, bất bình. Hãy nhờ bạn vẫn đang sống và những điều đẹp đẽ thì vẫn còn đang đến. Khó khăn sẽ được giải quyết từng chút một, không việc gì phải vội vã hay bực dọc. Hãy làm mọi thứ với lòng biết ơn, dù bạn có tin vào Chúa hay không”.

Robin Knox-Johnston, thủy thủ vòng quanh thế giới: Phải vượt qua những cám dỗ và nỗi nhớ

Năm 1969, Knox-Johnston trở thành người đầu tiên thực hiện thành công hành trình đi du thuyền vòng quanh trái đất. Khi đó ông ở độ tuổi cuối 20, điều khiển một du thuyền thuyền 32ft trong ròng rã 312 ngày.

Mười tuần sau chuyến đi, bộ đàm liên lạc của ông bị hỏng. “Điều đó rất khó chịu, vì tôi có thể nghe thấy mọi người gọi nhưng lại chẳng thể đáp lại. Thậm chí sau 4 tháng rưỡi không thể liên lạc, mọi người đã chuẩn bị cả cáo phó cho tôi”, Robin kể lại.

Ông cố gắng thiết lập một lịch trình khoa học. Buổi tối đi ngủ đúng giờ, mặc dù có nhiều khi giấc ngủ không ổn khi phải ngủ trên boong tàu. Tự làm bữa tối rồi đi ngủ một chút, khoảng 3-4 giờ sau thì thức dậy để kiểm tra mọi thứ một lượt, rồi lại quay về giường ngủ tiếp. Sáng dậy, làm một tách cà phê cùng bữa sáng, kiểm tra thuyền một lượt và quay về vị trí lái tàu như mọi ngày.

Một điều nữa phải vượt qua là những cám dỗ và nỗi nhớ. Khi được tham gia một buổi tiệc tối thứ 7 khi ghé qua Australia, Knox-Johnston từng tự thốt lên rằng không hiểu mình đang làm cái quái gì ngoài kia. Nhưng rồi ông phải bình tĩnh lại, bỏ ra khỏi tâm trí những ham muốn và dồn mọi năng lượng vào cuộc hành trình trên chiếc thuyền ngoài kia.

Lời khuyên dành cho những người sống cuộc sống bị cô lập là hãy luôn giữ mình bận rộn. Đừng để mọi thứ cứ trượt đi. Dậy sớm, ăn mặc chải chuốt, thực hiện các kế hoạch của bản thân và tuyệt đối không để sự nhàm chán chiếm lấy thời gian của bạn. Nếu có thể, hãy để những cuốn sách để giữ cho bạn bận rộn.

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/bat-dau-mot-thoi-quen-moi-de-lam-nen-cuoc-song-khac-biet-chuyen-gia-song-cach-ly-goi-y-cach-giup-ban-doi-doi-trong-thoi-gian-nay-20200403124921908.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Ngoài việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống thất thường, thưởng thức đồ nóng, ăn không tập trung… là thói quen gây ung thư dạ dày.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Khi bắt đầu điều trị ung thư, cơ thể bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh để hoạt động tốt.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY