Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bật mí trời nóng nên ăn những món này vừa ngon mà lại mát

Nên ăn gì khi trời nóng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tham khảo bài viết để biết các thực phẩm nên bổ sung và nên kiêng trong thời điểm nắng nóng.

Không khí nóng bức không chỉ làm phát sinh các vấn đề sức khỏe mà còn gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ăn không ngon,… Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện vị giác và tăng cường hệ miễn dịch trong thời điểm nắng nóng bằng cách bổ sung các thực phẩm lành mạnh.

Nên ăn gì khi trời nóng?

Nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể đổ mồ hôi và dễ mất nước. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Do đó thói quen đầu tiên mà bạn cần lưu ý trong thời điểm nắng nóng là bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng có khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng nhằm giảm thân nhiệt, cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. dưới đây là những thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi trời nóng bức.

1. Trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ. Với hàm lượng nước dồi dào, trái cây sẽ giúp cân bằng điện giải và bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin trong nhóm thực phẩm này còn có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức chống chịu của cơ thể với môi trường.

Một số loại trái cây còn có chứa vitamin (cam, quýt, bưởi,…) có khả năng ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời nắng nóng như cảm cúm, mệt mỏi, sổ mũi,… Vitamin C còn hỗ trợ cơ thể chống lại tác hại của tia UV. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái cây sẽ kích thích vị giác và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Tuy nhiên vào thời điểm nắng nóng, bạn nên hạn chế các loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, mít, xoài,… Thay vào đó nên bổ sung những loại trái cây chứa nhiều nước và có tính mát như dừa, thanh long, bưởi, cam, quýt, dưa hấu,…

2. Rau củ

Tương tự như trái cây, rau củ cũng là nhóm thực phẩm thích hợp để bổ sung khi trời nóng.

Rau xanh chứa nhiều khoáng chất, có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, kiềm hóa nước tiểu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó những loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ cải trắng,… đều có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe.

Nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn bổ sung nguồn năng lượng dễ chuyển hóa. một số người gặp tình trạng khó tiêu và táo bón khi trời nóng có thể hạn chế tinh bột từ ngũ cốc và thay thế bằng tinh bột từ khoai lang hoặc khoai tây.

3. Sữa chua

Sữa chua có chứa các men vi sinh có lợi cho sức khỏe đường ruột. Thực phẩm này không chỉ cải thiện khả năng tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn hương vị thơm ngon và mát lạnh.

Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa một lượng protein đáng kể. Nếu bạn cảm thấy khó tiêu, đầy hơi khi bổ sung protein từ động vật, bạn có thể bổ sung nguồn đạm từ thực phẩm này.

Ngoài việc ăn trực tiếp sữa chua, bạn có thể kết hợp thực phẩm này với các loại trái cây để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Các món ăn chế biến từ sữa chua không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng hạ nhiệt khi trời nắng nóng.

4. Trứng

Trời nắng nóng khiến bạn cảm thấy ăn uống không ngon miệng. Lúc này nếu bổ sung thịt, hải sản,… bạn có thể gặp phải tình trạng đầy hơi và khó chịu.

Ngoài việc bổ sung đạm từ sữa, bạn có thể sử dụng trứng để cung cấp hàm lượng đạm mà cơ thể cần. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý quá trình chế biến thực phẩm này.

Nên luộc trứng để giảm lượng axit béo no trong chế độ ăn. Axit béo no chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đầy hơi và khó chịu.

5. Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm giàu Omega 3, đạm, nguyên tố vi lượng và các thành phần dinh dưỡng khác. So với các thực phẩm chứa đạm động vật, cá hồi được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại dễ chuyển hóa và hấp thu.

Do đó bạn có thể bổ sung thực phẩm này vào thời điểm nắng nóng mà không phải lo lắng về tình trạng khó tiêu. tuy nhiên bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa cá/ tuần. ăn quá nhiều đạm có thể làm tăng cholesterol và axit uric trong cơ thể.

Những thực phẩm nên kiêng khi trời nóng

Thời điểm nắng nóng khiến hệ tiêu hóa mất ổn định. Nếu bạn bổ sung các thực phẩm không thích hợp trong thời gian này, cơ thể có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe (khó tiêu, mệt mỏi, mất nước,…).

1. Thực phẩm cay nóng

Việc ăn thực phẩm cay nóng vào thời điểm nắng nóng sẽ làm tăng thân nhiệt và khiến quá trình mất nước diễn ra nhanh hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn bình thường.

Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng có thể khiến niêm mạc của cơ quan tiêu hóa bị kích ứng và gây ra các triệu chứng khó chịu. việc ăn đồ ăn cay nóng thường xuyên khi trời nóng còn làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề về đường tiêu hóa và tiết niệu.

2. Caffeine

Caffeine là thành phần có trong một số loại đồ uống (trà, cà phê,…) và thực phẩm (cacao). Caffeine có khả năng hút nước nên khi bổ sung, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước.

Khác với khi nhiệt độ ôn hòa, thời tiết nắng nóng sẽ thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi của cơ thể. Vì vậy nếu bổ sung thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine, bạn có thể mất nước nghiêm trọng và rơi vào trạng thái uể oải, thiếu năng lượng.

3. Kem

Kem có hương vị mát lạnh và thơm ngon. đây là món ăn được nhiều người yêu thích trong thời điểm nắng nóng. tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn kem khi trời nóng có thể gây đau họng và khan tiếng.

Nhiệt độ lạnh từ kem có thể đem lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên khi kem được hấp thu, cơ thể phải hoạt động để điều hòa trở lại. Hoạt động này vô tình khiến nhiệt độ của cơ thể tăng lên đáng kể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn hợp lý trong thời điểm nắng nóng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/bat-mi-troi-nong-nen-an-nhung-mon-nay-vua-ngon-ma-lai-mat.html)

Chủ đề liên quan:

nên ăn trời nóng vừa ngon

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Việc kiểm soát chế độ ăn uống là điều cần thiết sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ túi mật nhằm tạo điều kiện cho gan có đủ thời gian cân bằng khi thiếu vắng túi mật.
  • Vợ chồng tôi lấy nhau đã hai năm nhưng chưa có con. Đi khám, tôi mới biết mình đang bị yếu tinh trùng. Xin hỏi, những loại thực phẩm bổ trợ nào giúp nâng cao chất lượng tinh trùng.
  • Nam giới mắc chứng tinh dịch dị thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY