Tại buổi khám chữa bệnh từ xa ngày 11/9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương hội chẩn 4 ca bệnh nặng, đáng lưu ý là trường hợp mắc biến chứng tay chân miệng tại Bắc Giang.
BS Nguyễn Thị Lệ từ đầu cầu Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang thông tin, bệnh nhi Nguyễn Anh Đ., 16 tháng tuổi, ở Tân Yên, Bắc Giang, vào viện 3/9 với các biểu co giật, ngủ gà, li bì.
Trước đó trẻ mệt mỏi, biếng ăn, không nôn, không co giật, sốt 38-39 độ C. Tuy nhiên trên người không có phát ban dạng phỏng nước nên gia đình chỉ cho hạ sốt thông thường.
Đến ngày thứ 2, trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, tiếp tục sốt cao, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. Đến chiều cùng ngày, trẻ co các co giật toàn thân nên gia đình đưa vào Bệnh viện Sản nhi tỉnh cấp cứu.
trên miệng bệnh nhi xuất hiện các vết loét, triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng
Ngay khi vào viện, bệnh nhi được chuyển thẳng lên khoa Hồi sức cấp cứu, sau đó xuất hiện liên tiếp 2 cơn co giật cách nhau 30 phút.
Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. tay chân vẫn không có tổn thương mụn nước.
Được biết, trong gia đình bé có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.
Các bác sĩ tại bắc giang chẩn đoán trẻ mắc tay chân miệng độ 2b do virus ev71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và Thu*c chống co giật. tuy nhiên do một loại Thu*c bị thiếu nên sau đó đã chuyển bệnh nhi lên bệnh viện nhi trung ương để điều trị.
Tại tuyến trên, trẻ được chẩn đoán mắc tay chân miệng có biến chứng viêm não, viêm màng não. sau vài ngày điều trị ổn định, bệnh nhi được chuyển sang bệnh viện châm cứu trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh khiến trẻ không thể tự đứng, tự đi.
Qua trường hợp này, ts đỗ thiện hải, trưởng khoa nội, trung tâm bệnh nhiệt đới trẻ em, bệnh viện nhi trung ương lưu ý các bác sĩ, khi chẩn đoán tay chân miệng, cần dựa vào lâm sàng, không nên chờ kết quả xét nghiệm. các kết quả xét nghiệm chỉ để chẩn đoán, theo dõi các biến chứng.
Với bệnh nhi đ., hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não không hề phát hiện bất cứ tổn thương nào ở bán cầu tiểu não, thân não, nhu mô não. tuy nhiên, trẻ vẫn bị tổn thương thần kinh.
Theo ts hải, để dựa vào hình ảnh ct sọ não xác định trẻ mắc tay chân miệng có tổn thương hay không sẽ cần bác sĩ rất nhiều kinh nghiệm mới có thể nhìn ra.
Ts hải cho biết, tay chân miệng rất dễ lây từ trẻ này qua trẻ khác, thường do 2 nhóm virus đường ruột coxsackie virus a16 và enterovirus 71 (ev71) gây ra. bệnh có thể gây thành dịch lớn.
Chủ đề liên quan:
1 tuổi báo bệnh biến chứng tay chân miệng dấu hiệu dấu hiệu sớm dấu hiệu tay chân miệng mắc tay chân miệng tay chân tay chân miệng thương tổn thương viêm màng não viêm não