Kinh tế xã hội hôm nay

Bé 31 tháng tuổi nhiễm trùng nặng do chữa bỏng bằng... nước mắm, rượu

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi N.T.H. (31 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi.

Theo chia sẻ của người nhà, trong lúc trêu đùa với anh trai, bé đã bị ngã vào nồi nước sôi mới nấu. nghe theo lời khuyên của hàng xóm gia đình đã vội vàng lấy nước mắm và rượu đổ lên người cho con để làm dịu vết bỏng, tránh phồng rộp và để lại sẹo. tuy nhiên, sau đó, thấy con trai đau đớn và loét nặng hơn, gia đình vội đưa bé đến bệnh viện để chữa trị.

Ts.bs thái văn bình, trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng cho biết: tình trạng của bệnh nhi bị bỏng nặng 50% độ ii,iii thân chi, do bôi nước mắm và rượu vào vết bỏng. từ đó, khiến cho tình trạng vết thương bị bào mòn, càng nặng hơn, gây nhiễm trùng và khiến cho việc điều trị mất nhiều thời gian và đau đớn hơn.

Bé 31 tháng tuổi nhiễm trùng nặng do chữa bỏng bằng... nước mắm, rượu - Ảnh 1.

Bệnh nhi đã được các bác sĩ xử trí tổn thương và theo dõi, chăm sóc điều trị tại bệnh viện.

Qua trường hợp trên, ts.bs thái văn bình khuyến cáo: khi bị bỏng thì lớp da ở vùng bị bỏng đang rất mỏng và yếu, nguyên tắc chung để xử lý ban đầu vết thương là ngay lập tức xả ngay nước lạnh bình thường (tuyệt đối không dùng nước đá) vào vết bỏng trong 15 - 20 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, ngăn chặn tình trạng vết bỏng trở nên nặng hơn, tổn thương sâu hơn lớp biểu bì dưới da. sau đó, đắp chỗ bỏng bằng gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh để bớt đau.

Tùy theo tình trạng vết bỏng mà xử lý cho phù hợp. Nếu vết bỏng nhẹ, bỏng phần bề mặt, có thể mua Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ và tự điều trị ở nhà. Trong trường hợp vết bỏng nặng, sưng rộp, nóng rát, tổn thương sâu dưới da thì bạn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Tuyệt đối không ngâm rửa vết thương bằng nước đá hay chà sát đá lạnh vì vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.

Không nên dùng các loại Thu*c mỡ, dầu, nước mắm, rượu, lá cây... hoặc bất kỳ chất nào bôi vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách xử lý này chưa được chứng thực, trong khi đó, biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng, hoại tử cho nạn nhân.

Không làm xước vết bỏng, làm vỡ các nốt phồng rộp vì làm như vậy có khả năng gây nhiễm trùng cao và vết thương để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

Theo Linh Chi/VTV

Link bài gốc Lấy link

https://vtv.vn/suc-khoe/be-31-thang-tuoi-nhiem-trung-nang-do-chua-bong-bang-nuoc-mam-ruou-20201210231752925.htm

Theo Linh Chi/VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/be-31-thang-tuoi-nhiem-trung-nang-do-chua-bong-bang-nuoc-mam-ruou/20201211102510873)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, sau khi da bị tổn thương nếu không được chăm sóc tốt vi khuẩn sẽ xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng.
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • Nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân của cách chữa bỏng kiểu dân gian như đổ mực, đổ nước mắm, xát muối để lại hậu quả nặng nề hơn.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Phát hiện và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY