Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 8 tuổi nuốt phải chiếc nhẫn và những cách sơ cứu con hóc dị vật bố mẹ nào cũng cần phải học

Do vô tình mà bé gái 8 tuổi đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chiếc nhẫn đã nằm trong dạ dày của bé.
Bé 8 tuổi nuốt phải chiếc nhẫn và những cách sơ cứu con hóc dị vật bố mẹ nào cũng cần phải học
Chiếc nhẫn sau khi được lấy ra từ dạ dày bé gái 8 tuổi


Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa  - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành nội soi gắp một chiếc nhẫn trong dạ dày bé gái 8 tuổi.

Bé gái là N.T.M.T, 8 tuổi trú tại Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh. Gia đình cho biết trước đó do vô tình mà bé đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ và được gia đình đưa đến viện.

Các bác sĩ Bệnh viện cho biết, trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc, sặc dị vật phải đi cấp cứu.

Theo đó, nếu ở trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ.

Trẻ lớn hơn thì ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn thậm chí có khi nuốt. Đặc biệt, T*i n*n hóc, nuốt dị vật vì đồ chơi, trang sức, tiền xu, hay các loại hạt… rất thường gặp ở trẻ.

Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên. Nếu vô tình nuốt phải những dị vật này dễ mắc kẹt trong đường ăn, đường thở… gây nguy kịch  tới tính mạng trẻ. Nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ Tu vong nhanh chóng.

Nhiều trường hợp có thể xuyên vào ruột gây tắc ruột nếu nó tiếp tục đi sâu xuống ruột non làm tắc nghẽn hoặc có thể làm thủng đường ruột.

Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.

Theo thống kê cho thấy, hóc dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. trẻ dưới 3 tuổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, tuổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. đây là thời kỳ hành vi tay - miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/be-8-tuoi-nuot-phai-chiec-nhan-va-nhung-cach-so-cuu-con-hoc-bo-me-nao-cung-can-phai-hoc-279619.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong dịp Tết cổ truyền có nhiều đồ ăn vặt mà trẻ nhỏ rất ưa thích như các loại hạt, thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc các dị vật rất cao, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách hỗ trợ con đúng, thậm chí có nhiều việc làm sai lầm của người lớn khi trẻ bị hóc dị vật làm tình trạng của bé càng nặng thêm.
  • Nghỉ hè là thời điểm gia tăng các T*i n*n thương tích, trong đó có T*i n*n thương tích từ vật nhọn. Theo các bác sĩ, nếu không được xử lý đúng cách khi bị vật nhọn đâm dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY