Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé ba tuổi bị chó nhà cắn rách thái dương

Tây Ninh-Đang chơi ở nhà bà ngoại, bé gái bị con chó cỏ nhà nuôi cắn chảy máu đầu và thái dương.

Các bác sĩ bệnh viện đa khoa xuyên á tây ninh ngày 9/5 cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một trường hợp bị chó nhà cắn, nhưng may mắn vết thương không quá nghiêm trọng.

Sáng 7/5, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, trên người có nhiều vết thương chảy máu sau khi bị chó cắn và ngã.

Vết thương sâu độ ba, phức tạp vùng đầu mặt. Bệnh nhi được cầm máu, khâu vết thương dài 4 cm trên thái dương và dùng kháng sinh giảm đau, giảm sưng. Đồng thời, bé được tiêm huyết thanh kháng dại, vaccine kháng dại. Hiện, tình trạng vết thương ổn định, bệnh nhi được xuất viện và tái khám định kỳ.

Các bác sĩ đang khâu vết thương cho bé gái. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tính từ giữa tháng 3 đến nay, bệnh viện đa khoa xuyên á tây ninh tiếp nhận trung bình mỗi ngày hai đến ba trường hợp chấn thương do chó cắn. thông thường các bệnh nhân bị chó thả rông ngoài đường cắn vào buổi chiều tối, khi đi làm, đi học về. người bệnh nhập viện với các vết thương ở tay, chân, vùng mặt... đặc biệt có những vết thương ở những vị trí gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh, như cổ.

Các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương... nếu thả chó ra khỏi nơi nuôi nhốt, chó phải được rọ mõm, tiêm vaccine ngừa bệnh dại định kỳ. khi bị chó cắn cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch, sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%. quan trọng nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tiêm phòng dại kịp thời.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-ba-tuoi-bi-cho-nha-can-rach-thai-duong-4275186.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Em bị mèo cắn ở lòng bàn tay, sưng lên, thâm tím. Con mèo đó đang bị bệnh. Em có cần đi tiêm phòng dại không?
  • Một số người vội vàng giã các loại Thu*c nam để đắp vào vết cắn để không bị dại mà quên mất đi rằng khi này ta cần vệ sinh vết cắn để tránh nhiễm trùng thương.
  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY