Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bé trai 1 tháng ở Yên Bái đã mắc bệnh giang mai

- Cháu bé 1 tháng tuổi xuất hiện vết loét ở mông và chân. Bác sĩ xác định bé đã bị nhiễm bệnh giang mai.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ bị nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh có thể gặp chứng viêm xương và sụn ở các xương dài, có thể dẫn tới liệt.

Khi trẻ được 2 tuổi có thể xuất hiện chứng viêm xương và màng xương ở các đốt ngón tay, ngón chân.

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện bệnh xuất hiện khi trẻ từ 3 - 6 tuổi, thậm chí tới tuổi trưởng thành. có những trường hợp không rõ triệu chứng lâm sàng nên còn gọi là thời kỳ giang mai kín.

Tuy nhiên ở giai đoạn muộn, trẻ mắc giang mai bẩm sinh bị tổn thương khá nặng nề như tổn thương mắt, sợ ánh sáng, có thể dẫn tới mù mắt, viêm khớp, bị điếc, tổn thương xương, thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô…

Để tránh giang mai, BS Tình khuyến cáo cần chung thủy một vợ, một chồng; sử dụng bao cao su khi quan hệ T*nh d*c không an toàn.

Để tránh lây bệnh cho con, phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai ở lần khám tiền sản đầu tiên tại các cơ sở y tế. nếu thai phụ xét nghiệm dương tính với bệnh giang mai trong thai kỳ, được bác sỹ tư vấn và điều trị ngay.

Trong quá trình điều trị, thai phụ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ để điều trị hiệu quả, được hướng dẫn chăm sóc trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bệnh giang mai nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được chữa trị ngay từ giai đoạn đầu, bệnh có thể khỏi hoàn toàn bằng các Thu*c kháng sinh. với trẻ em, nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị ngay trong 10 ngày đầu sau sinh.

Thúy Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/be-trai-1-thang-o-yen-bai-da-mac-benh-giang-mai-644418.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY