Tin tức hôm nay

Tin tức

Bé trai bị ổ khóa “ngoạm” chặt ngón tay

Ngày 6/12, Bệnh viện ( BV) Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh thông tin, các bác sĩ vừa sơ cấp cứu thành công cho bé trai H.M.K.(SN 2017, ở Đồng Nai) được người nhà hối hả đưa vào BV trong tình cảnh vô cùng đau đớn vì ngón tay cái bị kẹt cứng vào ổ khóa xoay.

Các bác sĩ cấp cứu vừa nhanh chóng dùng các Thu*c men để giảm đau vừa dỗ dành bé và tìm hiểu nguyên nhân xảy ra vụ việc.

Người nhà của bé cho biết, không ai rõ nguyên nhân vì sao bé trai 3 tuổi này bị chiếc ổ khóa “ngoạm” chặt ngón tay như vậy. chỉ biết trước đó, cậu bé chơi một mình trong nhà rồi khóc thét lên, nghe tiếng khóc, mọi người chạy đến và hoảng hốt tìm cách lấy ngón tay bé ra khỏi ổ khoá. loay hoay cả tiếng đồng hồ mà không thể nào cứu bé được, người nhà phải tháo ổ khóa mang theo cùng cậu bé chạy thẳng lên cấp cứu trong bv nhi đồng 2.

Đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp tương tự, bác sĩ Nguyễn Trung Nhân - Khoa bỏng- chỉnh hình cùng ekip trực nhanh chóng trấn an gia đình và làm thủ tục cho bé lên phòng mổ để xử lý.

Người nhà lúng túng đành đưa bé cùng ổ khoá “ngoạm” chặt ngón tay cái của con vào bệnh viện.

Các bước làm bung ổ khoá xoay nếu không may gặp T*i n*n tương tự.

Thật ra ổ khóa xoay có một chốt an toàn, ekip ấn vào nút này và nhẹ nhàng tách rời từng bộ phận của ổ khóa. Ngón tay cái của cậu bé được giải cứu trong vài nốt nhạc. May mắn ngón tay bé chỉ bị đứt một lớp da mỏng. Sau khi được bác sĩ khâu vết thương và chăm sóc ổn định, bé đã được xuất viện.
Các bác sĩ đã lấy thành công ngón tay cái của bé ra khỏi ổ khoá trong tình trạng bầm tím, trượt da và chảy máu.

Các bác sĩ cho biết, giai đoạn 1-3 tuổi, bé hay tò mò và thích khám phá đồ vật và mọi thứ xung quanh. ngoài việc cho đồ vật vào miệng hoặc chuyền vật trên tay, trẻ còn quan sát các hành động của người lớn và bắt chước theo. có những trẻ hiếu động hơn, chạy nhảy, nghịch các thiết bị dẫn đến T*i n*n đáng tiếc, những vật dụng tưởng chừng ngoài khả năng T*i n*n như ổ khóa này trong một số tình huống cũng nguy cơ gây tổn thương.

Để đảm bảo sức khỏe nhưng vẫn giúp con học hỏi xung quanh, phụ huynh hãy tạo cho con môi trường khám phá an toàn, bằng cách luôn kiểm tra trong nhà và đặt những vật có khả năng gây nguy hiểm ngoài tầm với của con. Cùng con làm những “qui ước cảnh báo” như vật dụng giấy, bìa tạo hình gây chú ý, thành hình “vòng tròn cấm”, rồi cho con tô màu, phụ huynh cắt và dán vào những nơi cảnh báo trẻ không nên chơi; kiểm tra và sửa sang tại các khu vực nhất là buồng tắm, toa lét, nơi nào có hiện tượng dễ gây trơn trượt hay rò rỉ hệ thống điện thì cần làm an toàn lại, tránh cho trẻ nhỏ mọi sự cố T*i n*n thương tích…

H.Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Hy-huu-Be-trai-bi-o-khoa-ngoam-chat-ngon-tay-622504/)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY