Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai khỏi Thalassemia nhờ ghép tế bào gốc cuống rốn của em gái

Hà Nội-Bé trai 6 tuổi chào đời mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh) do cả bố mẹ đều mang gene bệnh. Suốt 6 năm em phải truyền máu.

Bé là con của vợ chồng chị nguyễn thị minh nguyệt, 36 tuổi, và anh nguyễn văn luân, 35 tuổi, ở bắc ninh. anh chị kết hôn năm 2007, có con trai đầu lòng vào năm 2014 nhờ thụ tinh nhân tạo (iui). không may bé mắc thalassemia bẩm sinh, hàng tháng phải vào viện huyết học và truyền máu trung ương truyền máu.

Năm 2018, hai vợ chồng đến bệnh viện nam học và hiếm muộn hà nội thực hiện thụ tinh ống nghiệm ivf với mong muốn bé thứ hai sinh ra khỏe mạnh. các bác sĩ thực hiện kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ. đầu tiên, các bác sĩ kích thích buồng trứng của người phụ nữ, lấy trứng ra khỏi cơ thể để lấy noãn, thụ tinh với tinh trùng của nam giới sau khi được lọc rửa, chọn lựa những tinh trùng tốt, tạo thành phôi. từ phôi đó, bác sĩ nuôi đến ngày 5 mới lấy tế bào phôi ra xét nghiệm.

Quá trình xét nghiệm biết được các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, bệnh lý đơn gene, phát hiện các phôi bất thường liên quan đến Thalassemia, Hemophilia, teo cơ tủy, bệnh liên quan đến tuyến thượng thận...

Kiểm tra có một phôi khỏe mạnh, các bác sĩ chuyển phôi này vào tử cung người mẹ thành công. chị nguyệt sinh bé gái năm 2019, hoàn toàn khỏe mạnh, không mang gene thalassemia như bố mẹ và anh trai.

Điều đặc biệt, các bác sĩ kết hợp thêm xét nghiệm hla - kỹ thuật tìm sự tương thích giữa phôi với em bé đã sinh ra, nhận thấy sự tương thích. do đó khi bé gái thứ hai vừa chào đời, bác sĩ lấy tế bào gốc từ cuống rốn của bé cấy ghép cho anh trai.

Ca cấy ghép thành công. đến nay sau hơn 6 tháng, bé trai chưa phải truyền máu lần nào.

Bác sĩ lê thị thu hiền, phó giám đốc, trưởng khoa hỗ trợ sinh sản, bệnh viện nam học và hiếm muộn hà nội, chia sẻ: "ca cấy ghép tế bào gốc từ cuống rốn thành công, thực sự rất tuyệt vời!".

Bác sĩ Hiền nhận định, trường hợp của gia đình chị Minh Nguyệt rất đặc biệt ở chỗ sau khi xét nghiệm Thalassemia, các bác sĩ xét nghiệm thêm gene HLA, tìm sự tương thích giữa phôi xét nghiệm với em bé đã sinh ra. Trên thế giới tỷ lệ này không cao, chỉ khoảng 30%.

"ngay từ khi tạo được phôi, các bác sĩ đã biết tương thích hay không, sau đó chuyển phôi để bé sinh sau có sự tương thích bé đã sinh trước. khi bé sau chào đời, lấy tế bào gốc trong máu cuống rốn điều trị cho em bé trước", bác sĩ nói.

Trường hợp hai bé của vợ chồng chị Minh Nguyệt khá đặc biệt và hiếm gặp, khi gene có sự tương thích, khả năng cấy ghép thành công cao.

Bệnh viện nam học và hiếm muộn hà nội đang triển khai sàng lọc phôi cho 11 bệnh gene. bác sĩ nhận định kỹ thuật sàng lọc phôi, cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn... các trung tâm hỗ trợ sinh sản có thể làm được. tuy nhiên, việc nuôi phôi ngày 5, kỹ thuật sinh thiết phôi... đòi hỏi kinh nghiệm cũng như tay nghề của chuyên viên phôi học. nếu làm không cẩn thận, quá trình nuôi phôi không tốt thì khó nuôi thành công.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-trai-khoi-thalassemia-nho-ghep-te-bao-goc-cuong-ron-cua-em-gai-4129627.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ riêng với tế bào gốc máu cuống rốn, BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM đã điều trị hơn 70 bệnh nhân ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy...
  • Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần, nặng có thể Tu vong ngay sau khi sinh hoặc bị nhiều biến chứng.
  • Các nhà nghiên cứu đã dùng tế bào da để làm tinh trùng và trứng nhân tạo ở tình trạng nguyên sơ trong một nỗ lực tìm phương điều trị vô sinh.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới, trong đó, các nguyên nhân hay gặp nhất là tinh hoàn ẩn và bất thường ở cơ quan Sinh d*c.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Thalassemia là một dạng rối loạn máu di truyền gây nên tình trạng thiếu máu. Có một số dạng thalassemia chính, bao gồm alpha-thalassemia, beta-thalassemia, thiếu máu Cooley và thiếu máu Địa Trung Hải.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY