Bác sĩ chuyên khoa i nguyễn cát phương vũ, khoa hồi sức tích cực - chống độc, bệnh viện nhi đồng thành phố (tp.hcm), cho biết đơn vị này đang điều trị cho bé trai h.n.a. (4 tuổi, ngụ tại bình dương), mắc hội chứng thực bào máu (máu ăn máu).
Đây là căn bệnh hiếm gặp, diễn biến phức tạp. bệnh có tỷ lệ Tu vong cao do tế bào bạch cầu trong máu thay vì làm nhiệm bảo vệ cơ thể khi có tác nhân bên ngoài xâm nhập thì lại "ăn" những tế bào máu thông thường của chính chủ.
Năm 2 tuổi, bé A. được chẩn đoán mắc hội chứng này. Suốt thời gian này, gia đình đưa bé đến khắp các bệnh viện huyết học trong và ngoài nước để điều trị. Bé từng có thời gian dài điều trị tại Bangkok (Thái Lan). Từ thời gian này, trẻ liên tục nhập viện điều trị do các đợt tái phát bệnh.
Bé trai mắc hội chứng máu ăn máu hiếm gặp. Ảnh: BSCC. |
Mới đây, bé trai đột ngột tái phát bệnh với triệu chứng sốt cao trên 39 độ c không hạ nên được chuyển cấp cứu tại khoa ung bướu - huyết học, bệnh viện nhi đồng thành phố.
Các bác sĩ xác định trong đợt tái phát này, trẻ xuất hiện bệnh cảnh nặng hơn do thiếu máu, dấu hiệu xuất huyết, gan và lách to.
Nguy hiểm hơn, tế bào máu của các bệnh nhi giảm rất nhiều, kèm theo sự thay đổi của một số xét nghiệm sinh hóa và miễn dịch. các bác sĩ quyết định chuyển bé sang khoa hồi sức tích cực - chống độc để được hỗ trợ thở máy, điều chỉnh nước và điện giải, chống nhiễm khuẩn và suy gan, truyền chế phẩm máu chiếu xạ liên tục.
Sau 10 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, các trị số tế bào máu hồi phục gần mức bình thường. hiện bé tỉnh táo, cai được máy thở và cười tươi khi vui đùa cùng các y bác sĩ.
Các bác sĩ cho biết hội chứng máu ăn máu của bệnh nhi khả năng do di truyền. Thời gian tới, trẻ sẽ được hóa trị liệu và dùng Thu*c ức chế miễn dịch. Tùy khả năng đáp ứng điều trị, bé có thể được ghép tủy. Đây là biện pháp điều trị tận gốc. Các bác sĩ đang hội chẩn để lên phác đồ điều trị cho chặng đường dài sắp tới của bé.
Theo Zing