Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai người Nga suýt phải cắt cụt đốt ngón tay vì T*i n*n

Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiến hành phẫu thuật cứu đốt ngón tay bị dập nát cho bé trai 6 tuổi người Nga.

TS. Ngô Bá Toàn - Phó Trưởng khoa Chấn thương chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho biết: Bé T.S. (6 tuổi, quốc tịch Nga) đang sống tại Hà Nội nhập viện trong tình trạng đốt 3 ngón 3 tay trái dập nát tím vì bị kẹp tay vào cửa. Bệnh nhi đã được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu kịp thời, xử lý vùng mềm dập nát, đặt lại móng, khâu tạo hình ngón. Do đó, bé tránh được nguy cơ phải cắt cụt đốt ngón.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được theo dõi, dùng Thu*c và khám lại đánh giá. Qua 48h, đầu ngón tay của bé đã hồng trở lại - dấu hiệu chứng tỏ búp ngón tay không bị hỏng. Khám lại sau 3 tháng, ngón tay của bé đã có lại cảm giác, vận động sinh hoạt bình thường.

Ngón tay của bệnh nhi đã có lại cảm giác, vận động sinh hoạt bình thường. Ảnh: BVCC

Theo TS. Ngô Bá Toàn, việc ở nhà cách ly trong thời gian dài vì dịch COVID-19 làm gia tăng stress ở cả trẻ em và người lớn. Việc ủng hộ trẻ em chơi đùa là quan trọng. Tuy nhiên, vì sức khỏe tinh thần của các em, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên để trẻ thoải mái chơi đùa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em ở độ tuổi tiểu học.

Trong thời gian chơi tự do, trẻ sẽ quyết định những gì muốn làm, cách làm và khi nào dừng lại. Vai trò của người lớn là cung cấp không gian về thể chất, tâm lý, các tài nguyên hỗ trợ cho trẻ chơi, mặt khác phải đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Mặc dù bé trai 6 tuổi người Nga bị thương tổn rất nặng nhưng phẫu thuật kịp thời nên đã giữ được ngón tay. Đây là kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý về sự an toàn của trẻ em khi chơi trong nhà.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/be-trai-nguoi-nga-suyt-phai-cat-cut-dot-ngon-tay-vi-tai-nan-388319.html)

Tin cùng nội dung

  • Các em học sinh vừa thi học kỳ II xong, khi nhà trường lơ là và cha mẹ thiếu quan tâm trong giai đoạn giữa “học” và “nghỉ hè”, nhiều T*i n*n đã xảy ra.
  • Những T*i n*n sinh hoạt là rất khó tránh, vì vậy chúng ta cần phải nắm vững các biện pháp cấp cứu khi có tổn thương xảy ra.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng, nhất là đối với tài xế.
  • Tất cả mọi trường hợp gãy xương, nạn nhân cần được sơ cứu, cố định tạm thời tay hoặc chân bị gãy trước khi chuyển đến bệnh viện.
  • Trong lúc cấp cứu, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng những động tác không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương, đặc biệt là chấn thương cột sống.
  • (Mangyte) – Mấy ngày qua liên tục xảy ra các vụ tai nạn do ngạt khí, đặc biệt có vụ cả nhà 3 người ch*t vì ngạt khí than sưởi ấm.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY