Ngày 22/6, các bác sĩ trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai, cho biết gia đình tại xã lũng pù, huyện mèo vạc, tỉnh hà giang làm bánh trôi ngô cho 4 thành viên và ba người hàng xóm cùng ăn.
Gần một ngày sau, cháu bé 9 tuổi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, sau đó T* vong tại nhà. 6 người còn lại cũng xuất hiện triệu chứng tương tự, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cấp cứu.
Sau khi đánh giá thể trạng, 4 bệnh nhân nặng gồm ba người lớn và một bé 20 tháng tuổi được chuyển về Trung tâm Chống độc và Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ nguyễn trung nguyên, giám đốc trung tâm chống độc, chẩn đoán các bệnh nhân có thể bị ngộ độc bánh trôi ngô do tìm thấy độc tố orchratoxin trong loại bánh này. đặc điểm chung của các ca bệnh là tổn thương gan ồ ạt và suy gan tối cấp tính, tức là xuất hiện rất sớm, diễn biến rất nhanh và nặng nề, hôn mê gan, tiên lượng nặng, nguy cơ t* vong cao.
Người bệnh đang được thay huyết tương thể tích cao, lọc máu liên tục, truyền thuốc giải độc, điều trị tích cực để giành giật mạng sống.
Bánh trôi ngô là món thường làm vào các dịp lễ tết của người Mông ở Hà Giang. Khi làm bánh, bà con phải xay ngô thành bột. Bác sĩ nhận định sử dụng bột ngô mới sẽ an toàn cho sức khỏe, nhưng nhiều trường hợp làm bánh bằng bột thừa, bảo quản không tốt, dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
"Như gia đình trên sử dụng bột ngô còn thừa trước đó để làm bánh, nên có thể bột bị mốc, chứa độc tố, dẫn tới ngộ độc", bác sĩ nói.
Để ngăn ngừa, bác sĩ khuyến cáo người dân khi sử dụng hạt ngô khô làm thực phẩm phải tuân theo các hướng dẫn, khuyến cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, tuyệt đối không sử dụng ngô mốc, bột ngô cũ để làm bánh hay thức ăn. Hạt ngô khi đã nghiền thành bột phải chế biến và sử dụng sớm.