Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh béo phì

Béo phì là sự quá tải lượng mỡ cơ thể, đặc biệt liên quan đến chuyển hóa năng lượng, kéo theo hậu quả xấu cho sức khỏe.

1. Khái niệm

-   Béo phì được định nghĩa bằng sự quá tải lượng mỡ cơ thể, đặc biệt liên quan đến chuyển hóa năng lượng, kéo theo hậu quả xấu cho sức khỏe.

-   Hoặc gọi là béo phì khi tăng trên 25% trọng lượng cơ thể và được đánh giá dựa vào kích thước và giới.Đại đa số dùng công thức BMI để đánh giá mức độ béo phì. BMI từ 20-25 kg/m2 được xem là tốt, quá tải trọng lượng khi BMI > 27 kg/m2 và theo phân loại hiện nay, được quốc tế chấp nhận, béo phì được định nghĩa bằng BMI (30 kg/m2). Từ giá trị này, người ta xem như là sự tích mỡ quá nhiều, bởi vì nó kéo theo một sự gia tăng có ý nghĩa về bệnh suất và tử suất.

2. Nguyên nhân

2.1. Quá tải calo:

-    Về phương diện chuyển hoá, béo phì do quá tải calo vượt quá nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên có sự khác nhau tuỳ cá nhân trong sử dụng năng lượng và nhu cầu cơ vân.

-   Có bệnh nhân ăn nhiều nhưng không béo, lý do còn chưa biết, vì trong một gia đình, cùng chế độ dinh dưỡng, nhưng lại có người gầy kẻ béo. Điều này gợi ý thường có yếu tố tính di truyền về béo phì.

2.2. Ăn nhiều: Ăn quá nhu cầu cơ thể thường là nguyên nhân béo phì (95%). Ăn nhiều do nhiều nguyên nhân:

-   Thói quen có tính gia đình: Giải thích thường gặp nhiều người béo phì trong một gia đình, không phụ thuộc di truyền.

-  Bệnh tâm thần kinh.

-   Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc ít hoạt động.

2.3. Di truyền: 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì; 18% cả bố lẫn mẹ đều béo phì, chỉ có 7% là có tiền sử gia đình không ai béo phì.

-   Theo Mayer J. (1959) nếu cả bố lẫn mẹ đều bình thường thì 7% con họ sẽ bị béo phì. Nếu một trong hai người béo phì thì có 40% con họ bị béo phì.

-  Nhưng nếu cả bố lẫn mẹ bị béo phì thì tỉ lệ béo phì ở con là 80%.

Phân định giữa vai trò của di truyền thực sự và vai trò của dinh dưỡng còn chưa rõ.

-   Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phân chia tế bào mỡ dễ dàng hơn.

2.4. Nội tiết: Hiếm gặp.

-    Hội chứng Cushing: Phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng, trong khi các chi gầy nhỏ.

-  Cường insulin: Do u tụy tiết insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô mỡ, tăng tiêu glucid.

-   Giảm hoạt tuyến giáp: Hiếm, phải chú ý rằng chuyển hoá cơ bản được biểu thị bằng calori/m2 bề mặt da thường giảm ở người béo phì. Thật vậy, bề mặt da gia tăng là do tăng mô mỡ, là mô ít tiêu thụ oxy. Trái lại, trong phần lớn các trường hợp béo phì khác, sự giảm chuyển hoá cơ bản này không có nguồn gốc tuyến giáp.

-     Hội chứng béo phì-Sinh d*c (hội chứng Froehlich hay Babinski-Froehlich):

+        Béo phì ở thân và gốc chi và suy Sinh d*c, biểu hiệu ở thiếu niên với ngừng phát dục cơ quan Sinh d*c, có thể kèm rối loạn khác như đái tháo nhạt, rối loạn thị lực và tâm thần. Theo A. Froehlich nguyên nhân do u vùng dưới đồi.

+  Người bị thiến: Mô mỡ tăng quanh háng, phần cao của đùi, giống như hội chứng béo phì Sinh d*c

+    Rượu

2.5. Do Thu*c:

Gần đây, Thu*c được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố béo phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormon steroides và 4 nhóm chính của các Thu*c kích thích tâm thần:

-   Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO).

-   Benzodiazepine.

-   Lithium.

-  Thu*c chống loạn thần.

-  Vậy giới hạn sử dụng Thu*c kích thích tâm thần kinh để phòng ngừa tăng cân, có thể làm giảm liệu pháp điều trị.

3. Triệu chứng

Chủ yếu dựa vào các chỉ số để đánh giá có béo phì hay không?

3.1. BMI: (Body Masse Index = Chỉ số khối lượng cơ thể): Trọng lượng (kg)/bình phương chiều cao (m2).

-   Theo Tổ chức quốc tế về béo phì (International Obesity Task Force) 1998

-   Tăng trọng khi BMI = 25-29,9

-   Béo phì khi BMI ≥ 30,0,

-  Theo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì áp dụng cho người châu Á: Béo phì khi BMI ≥ 25.

3.2. Đo độ dày của nếp da tam đầu: Ở giữa khoảng cách từ cùi tay và vai, trung bình 16,5mm ở nam; 12,5mm ở nữ.

3.3. Béo phì có thể không có triệu chứng: Hay có khó thở gắng sức, mệt, khó chịu nóng, rối loạn tiêu hoá, thoái hoá khớp do quá tải cơ thể (khớp háng, đùi, cột sống thắt lưng).

3.4. Rối loạn chuyển hoá lipid: Tăng lipoprotein (type VLDL, LDL).

3.5. Hậu quả tâm thần kinh béo phì có thể trầm trọng: Lo lắng với tăng HA.

3.6. Giảm dung nạp glucose máu, ĐTĐ thể 2 (hội chứng chuyển hoá).

3.7. Béo phì trầm trọng: Giảm thông khí phổi (hội chứng Pickwick), suy tim - phổi.

4. Các xét nghiệm

4.1. Siêu âm:

Độ dày của mô mỡ nông có thể được đo trực tiếp chính xác bằng cách đặt đầu dò thẳng góc với mặt da, không ép, ở tại điểm muốn xác định. Kỹ thuật có thể phân biệt rõ ràng giới hạn phần mỡ, cơ và xương.

4.2. Chụp cắt lớp tỉ trọng:

Phương pháp này mới được áp dụng gần đây để đánh giá sự phân bố mỡ. Nó có thể định lượng mỡ phân bố ở dưới da và quanh tạng. Từ phần cắt ngang của scanner, có thể tính được bề mặt choán chỗ của mô mỡ. Lợi điểm của phương pháp này có thể xác định bề mặt mô mỡ sâu quanh tạng. Phần cắt ngang qua L4-L5 sẽ cho phép phân biệt chính xác sự khác nhau về phân bố mỡ giữa 2 giới. Sự đánh giá bằng phương pháp này cho kết quả đáng tin cậy, chính xác, tuy nhiên giá kỹ thuật đắt, dụng cụ nặng nề khó thực hiện ở các tuyến thông thường.

4.3. Impédance métrie: Đo phần trăm lượng mỡ của cơ thể hiện có và lượng mỡ lý tưởng dựa vào trọng lượng, chiều cao, giới, từ đó tính ra lượng mỡ quá tải là bao nhiêu phần trăm.

5. Phân loại béo phì

5.1. Phân loại theo tuổi:

-  Béo phì xảy ra ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): Số tế bào mỡ cố định và tăng trọng là do tích tụ quá nhiều lipid trong mỗi tế bào, điều trị giảm glucid là có hiệu quả.

-   Béo phì tuổi trẻ (thể tăng sản phì đại): Không chỉ các tế bào phì đại mà còn tăng số lượng, khó điều trị.

5.2. Béo phì nam giới và nữ giới dựa theo sự phân bố mỡ:

-   Béo phì nam giới (androide): Thường gặp nhất ở đàn ông, ưu thế ở phần cao cơ thể, trên rốn, gáy cổ, vai ngực, bụng, bụng trên rốn.

-  Béo phì nữ giới (gynoide): Thường gặp ở phụ nữ, ưu thế ở bụng dưới rốn, háng, đùi, mông và cẳng chân.

-   Béo phì thường gặp là béo phì androide ở phụ nữ.

5.3. Phân loại dựa theo tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM):

Đo chu vi vòng bụng/vòng mông ở vị trí trí như đã nói trong phần VI (các phương pháp đánh giá béo phì). Béo phì ở nam khi VB/VM > 0,90; béo phì ở nữ khi VB/VM > 0,85.

5.4. Dựa theo chỉ số BMI:

Bảng: Bảng phân loại theo Tổ chức quốc tế về béo phì (International Obesity Task Force)1998

Phân loại

BMI (kg/(m2)

Nguy cơ

Gầy

<18,5

Bình thường

18,5 - 24,9

Tăng vừa

Tăng trọng

25 - 29,9

Tăng rõ

Béo phì:

≥ 30.0

- Béo phì vừa hay chung

Độ II

30,0 - 34,9

- Béo phì nặng

Độ II

35,0 - 39,9

- Béo phì quá mức hay béo bệnh

Độ III

≥ 40

Hiện nay để áp dụng phù hợp với đặc điểm từng vùng qua nghiên cứu thực tế ở các quốc gia châu Á, TCYTTG đã chính thức đồng ý các quốc gia châu Á lấy tiêu chuẩn ban hành tháng 2/2000 làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì.

Bảng: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo - áp dụng cho người trưởng thành châu Á.

Phân loại

BMI (kg/m2)

                      Yếu tố phối hợp

Số đo vòng eo:

< 90cm (với nam) (90cm)

< 80cm (với nữ) (80cm)

Bình thường

18,5-22,9

Trung bình

Có tăng cân

Béo:

+ Có nguy cơ

+ Béo độ 1

+ Béo độ 2

≥ 23

23-24,9

25-29,9

> 30

Tăng cân

Béo vừa phải

Béo nhiều

Tăng vừa phải

Béo nhiều

Quá béo

6. Biến chứng

           Nguy cơ của quá tải trọng lượng hay béo phì là gây nhiều bệnh thậm chí xuất hiện rất sớm và gây Tu vong như do Thu*c lá.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có sự tương quan rất có ý nghĩa giữa béo phì dạng nam và các biến chứng chuyển hoá như đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh sinh xơ vữa, goute.

6.1. Các biến chứng của béo phì:

Tăng cân quá mức

Béo phì bệnh lý

Tình trạng chức năng suy yếu

            Giảm tuổi thọ

Tăng huyết áp

Vấn đề về chẩn đoán

Đái tháo đường

Tăng nguy cơ phẫu thuật

Bệnh động mạch vành

Bất động

Bệnh đường mật

Hội chứng Pickwick

Bệnh Gout

Viêm da bề mặt

Ngưng thở khi ngủ

Nghẽn tĩnh mạch sâu

Tắc mạch phổi

Viêm xương khớp

Loét do áp lực (tư thế)

Nữ: K tử cung, K vú, K đốt sống, K buồng trứng

Nam: K đại tràng, K tiền liệt tuyến

6.2. Biến chứng về chuyển hoá:

-   Chuyển hoá glucid: Có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin, phát hiện qua nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống bị rối loạn, dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường, vì vậy béo phì là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường.

-   Chuyển hoá lipid: Triglyceride huyết tương thường tăng trong béo phì, tăng VLDL. Sự tăng lipoprotein có liên quan đến rối loạn chuyển hoá glucid nói trên làm cho gan sản xuất nhiều VLDL hơn. Cholesterol máu ít khi ảnh hưởng trực tiếp bởi béo phì; nhưng nếu có tăng cholesterol trước đó thì dễ làm tăng LDL. HDL thường giảm khi có triglycerid tăng.

-   Chuyển hoá acid uric: Acid uric máu thường tăng, có lẽ có liên quan đến tăng triglycerid máu. Cần chú ý đến sự tăng acid uric đột ngột khi điều trị nhằm giảm cân, có thể gây cơn Gout cấp tính (do thoái giáng protid).

Vai trò của béo phì trong hội chứng chuyển hoá: được mô tả trong hình sau:

6.3. Biến chứng tim mạch: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch như:

-   Tăng guyết áp (THA): liên quan chặt chẽ giữa béo phì và tăng HA, tần suất THA tăng trong béo phì bất kể nam hay nữ. Huyết áp giảm khi giảm cân. Cơ chế tăng HA trong béo phì chưa rõ hết, ngoài xơ vữa động mạch hay gặp, còn có giả thuyết do tăng insuline máu và đề kháng insulin, làm tăng hấp thuNatri ở ống thận và tăng tiết catecholamin làm co mạch.

-   Suy mạch vành: thường gặp, ngay cả khi không có thêm các yếu tố nguy cơ khác như ĐTĐ, tăng lipid máu, tăng HA.

-    Các biến chứng khác như suy tim trái, tai biến mạch máu não.

6.4. Biến chứng ở phổi:

-    Giảm chức năng hô hấp do lồng ngực di động kém do quá béo.

-    Hội chứng Pickwick: Ngưng thở khi ngủ.

-   Tăng hồng cầu, tăng CO2 máu.

6.5. Biến chứng về xương khớp:

-      Tại các khớp chịu lực cao (khớp gối, khớp háng, cột sống) dễ bị đau, thoái khớp.

-   Tần suất hoại tử thiếu máu đầu xương đùi gia tăng.

-  Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống hay gặp.

-    Các biến chứng này tăng lên ở phụ nữ mãn kinh.

6.6. Biến chứng về nội tiết:

-  Tăng insulin máu và đề kháng insulin và ĐTĐ thể 2, do tác dụng bêta-endorphine hoặc giảm số lượng và chất lượng insulin, kích thích tế bào bêta do ăn nhiều glucid.

-  Chức năng nội tiết Sinh d*c: giảm khả năng sinh sản. Chu kỳ kinh kéo dài không phóng noãn. Rậm lông.

6.7. Các biến chứng khác:

-   Nguy cơ ung thư gia tăng: ung thư tử cung, vú, đại tràng, tiền liệt tuyến.

-  Biến chứng tăng nặng lên do béo phì:

+   Gan mật: Sỏi mật, gan nhiễm mỡ.

+   Thận: tắc tĩnh mạch thận, protein niệu.

+  Sản khoa: nhiễm độc thai nghén, sinh khó, mổ lấy thai tăng.

+  Da: rạn da, nấm kẽ, tăng sừng hoá gan bàn chân, bàn tay.

7. Điều trị

Mô hình điều trị béo phì: dựa vào 3 phương cách chính sau đây:

-   Tiết thực giảm trọng lượng.

-   Tăng năng lượng tiêu dùng (tập thể dục).

-   Thay đổi chuyển hóa thức ăn.

-    Phương cách 1 và 2 bao hàm tiết thực và tập thể dục.

7.1. Tiết thực giảm trọng lượng và tập thể dục:

7.1.1. Tiết thực giảm trọng lượng:

Tiết thực giảm trọng lượng: Là phương cách đầu tiên và được áp dụng một cách rộng rãi. Cách thức chính là tiết thực giảm calo, giảm mỡ và vài thức ăn khác có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Nếu năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu S*nh l*, thì năng lượng thêm vào là từ mô mỡ dự trữ. Sự khác biệt lớn giữa nhu cầu đưa vào và năng lượng là do sự đói. Khi không có thức ăn đưa vào, năng lượng được rút ra từ mô mỡ dự trữ là 1500-3000 kcal. Mỡ cơ thể chứa 7500 kcal/kg. Với cân bằng calo âm tính 1500 kcalo/ngày, thì sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể 1 kg mỗi 5 ngày. Làm giảm trọng lượng khoảng từ 0,5-1 kg/tuần là thích hợp cho một tiết thực giảm trọng lượng.

Đối với người lớn tuổi vừa, 1200 kcalo/ngày duy trì mất > 0,5 kg/tuần.

Nói chung lượng calo cho mỗi bệnh nhân tốt nhất phải dựa vào cân nặng hiện tại. Tiết thực giảm calo khi lượng calo dùng 20-25 kcalo/kg/ngày.

Như vậy nếu lượng calo cung cấp giảm dưới 500 kcalo/mỗi ngày, thì sẽ làm giảm mất trọng lượng khoảng 0,5 kg/tuần. Thành công điều trị tuỳ vào tuổi bệnh nhân (béo phì thiếu niên phải được điều trị rất sớm) và động lực bệnh nhân rất cần cho điều trị.

Đối với những bệnh nhân có thói quen ăn nhiều, chấp nhận hạn chế thức ăn trong suốt cuộc sống là rất khó khăn.

Tiết thực ít mỡ, giảm thức ăn giàu carbohydrat và tiết thực mỡ đơn không bão hoà cải thiện được bệnh mạch vành. Nên dùng nhiều trái cây, các loại rau, và những loại toàn hạt, giàu chất xơ. Nên thay thế thức ăn có chất dinh dưỡng thấp, giàu calo bằng những thức ăn có chất dinh dưỡng cao, ít năng lượng.

Để tránh các bệnh lý tim mạch, nên dùng các loại rau, trái cây, các loại toàn hạt, cá và các thức ăn được chế biến ít mỡ kèm luyên tập thể dục.

Sau đây là phương cách điều trị nền của “Phương pháp Điều trị thay đổi lối sống” viết tắt là TLC (Therapeutic lifestyle Change) là một chương trình gồm 12 tuần thăm khám, sau đó là mỗi 2 tuần trong vòng 3 tháng nữa được thay thế mỗi 6 tuần nhằm đạt mục đích là Triglyceride, HDL-C và test NPDNGU bình thường. Mỗi lần thăm khám đánh giá nồng độ LDL-C, vòng bụng, trọng lượng, đánh giá việc tuân thủ tiết thực và tập luyện thể dục của bệnh nhân.

Bảng: Thành phần chất dinh dưỡng trong tiết thực điều trị TLC

Chất dinh dưỡng

Nhu cầu cần thiết

Mỡ bão hoà

            < 7% calories toàn thể

Mỡ đa không bão hoà

            > 10%   calories toàn thể

Mỡ đơn không bão hoà

            > 20%   calories toàn thể

Mỡ toàn thể

            25-35% calories toàn thể

Carbohyddrate (hạt, trái cây, rau)

            50-60% calories toàn thể

Chất xơ

            20-30 gam/ngày

Protein

            Tối đa 15% calories toàn th

Cholesterol

            < 200 mg/ngày

Tổng cộng calories toàn thể (kể cả hoạt động thể lực tối đa 200 kcal/ngày

Cân bằng năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu dùng để duy trì một trọng lượng thích hợp/ngăn chặn tăng cân

-     Tiết thực Cambridge (Cambridge diet): Cung cấp đầy đủ yếu tố vi lượng, giảm glucide hiệu quả, giảm cân khá tốt, không tai biến.

-    Điều trị nhịn đói: Nguy hiểm và phải cho nhập viện (béo phì khó điều trị). Nhịn đói gây dị hoá mô mỡ và protein. Giảm natri và có thể làm tổn thương gan trầm trọng.

7.1.2. Hoạt động thể lực và tập thể dục:

Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sự tiêu dùng năng lượng, là điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân quá tải và béo phì, được xem như là yếu tố chìa khoá trong chương trình giảm trọng lượng.

Mục đích tập luyện thể lực nhằm các lợi điểm sau

-    Cải thiện được đường máu.

-    Giảm đề kháng insulin, tăng nhạy cảm insulin ngoại biên.

-    Giảm trọng lượng.

-     Cải thiện lipoprotein (giảm triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C và VLDL, tăng HDL-C), nên giảm được xơ vữa động mạch.

-     Tác dụng có lợi trên tim mạch (tăng khả năng tối đa sử dụng oxy, làm chậm lại nhịp tim lúc nghỉ ngơi và lúc gắng sức, giảm vừa phải HA, giảm nguy cơ tắc mạch và giảm tử suất do bệnh mạch vành).

Trong hoạt động thể lực, tần số tim khoảng 50% tần số tim tối đa. Tần số tim tối đa được tính theo công thức sau: (220 – tuổi)/2. Ví dụ bệnh nhân 50 tuổi: 220 – 50 = 170/phút, thì tần số tim cho phép là 85 lần/phút.

-   Tăng sức lực.

-   Làm gia tăng tính dẻo dai.

Như là một chiến lược để giúp người béo phì giảm trọng lượng, dù sao tập thể dục là một phương cách tuyệt hảo, tập thể dục tăng tiêu thụ năng lượng cơ thể, nhưng cũng đồng thời tăng ngon miệng. Đi dạo 5 km làm tăng tiêu thụ năng lượng 200 calo. Thực chất, nếu năng lượng tiêu dùng không tăng, thì làm giảm trọng rất khó khăn bởi vì khó mà duy trì sự giảm thức ăn đưa vào.

Nên gia tăng hoạt động thể lực từ từ như tập thể dục 10-30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.

Theo Surgeon General’s Report on Physical Activity and Health khuyên với mọi lứa tuổi nên tập luyện thể dục trung bình là 30 phút/ngày như chạy nhanh 30 phút, 3 lần/tuần, tuy nhiên gần đây người ta khuyên tốt hơn là 60 phút/ngày.

Theo Bethesda nên tập thể dục khoảng 2 giờ rưỡi/tuần, ăn cữ mỡ, và giảm trọng lượng là giảm được tỉ suất ĐTĐ tại Mỹ.

Sau khi tập thể dục xong, tác dụng insulin tăng và kéo dài nhiều giờ. Dưới ảnh hưởng của insulin, gan và cơ thu nhận glucose và tái dự trữ lại glycogen.

Vận động thể lực thường là đi bộ, đạp xe hay bơi lội..Để đốt cháy 100 calories (khoảng 10g chất béo) phải đi bộ 20 phút, bơi hoặc đánh tennis 12 phút, 8 phút đạp xe hoặc chạy bộ.

Tuy nhiên, tập thể dục không làm tốt được đối với người quá béo, di chuyển cơ thể nặng nề và vì vậy ra mồ hôi dễ dàng và thường đau khớp, ngoài ra bệnh tim mạch nặng cũng hạn chế tập luyện.

Nhưng cũng có không ít trường hợp, với tiết thực và tập thể dục vẫn không làm giảm trọng lượng và gọi là béo không chữa trị được. Vì vậy béo trở lại cũ thường rất chung. Đây là lý do người ta dùng Thu*c và phẫu thuật.

7.2. Thu*c điều trị béo phì:

Sau 12 tuần tiết thực giảm trọng lượng và tập luyện thể dục mà không cải thiện được trọng lượng thì dùng Thu*c.

7.2.1. Thu*c điều hòa thụ thể adrenergique (Diethylpropion, Mazindol,

Phentermine) hoặc thụ thể serotonine (Fenfluramine).

Tất cả các Thu*c đều có tác dụng phụ, làm mất sự ăn ngon miệng, giảm trọng lượng, nên chỉ được dùng sau khi đã cân nhắc giữa lợi và hại của cách thức điều trị này.

Các Thu*c này dùng phối hợp có kết quả tốt hơn là dùng đơn độc, như phối hợp Fenfluramine với Phentermine (noradrenergique). Tuy nhiên năm 1997 vì có một trường hợp có biểu hiệu bệnh van tim ở một phụ nữ, nên 1998 Fenfluramine và Dexfenfluramine đã rút khỏi thị trường, chỉ còn lại Phentermine.

7.2.2. Thu*c làm gia tăng tiêu thụ năng lượng:

Hormon giáp (nhóm L-Thyroxin), nhưng không có tác động thường xuyên, thường ít dùng vì kéo dài gây ức chế chức năng tuyến giáp hay nhiễm độc giáp.

7.2.3. Thu*c có tác dụng biến đổi chuyển hóa chất dinh dưỡng:

Thu*c làm giảm tiêu hóa thức ăn (ức chế lipase) hoặc biến đổi chuyển hóa (androgen, estrogen, GH).

Hiện nay có 2 loại Thu*c được “Uỷ ban Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ/FDA” và TCYTTG chỉ chấp thuận dùng để giảm cân kéo dài là Siburtramine (Meridia*, Reductil*) và Orlistat (Xenical*).

Điều trị bằng Reductil (10mg/viên) có thể giúp giảm (2 kg trong vòng một tháng và 4,4-6,3 kg sau 6 tháng, Reductil không gây chán ăn, không gây lệ thuộc Thu*c mà làm bệnh nhân có cảm giác mau no khiến họ ăn ít hơn, vì vậy thích hợp cho những người luôn có cảm giác mau đói và thèm ăn nhiều, Reductil cũng làm giảm tỉ VB/VM, giảm lipid máu và glucose máu. Tác dụng ngoại ý của Thu*c là khô miệng, táo bón, đau đầu nhẹ, cảm giác hồi hộp, tăng nhịp tim THA ở một số người (hiếm).

Thận trọng: không dùng cho người THA và có bệnh mạch vành.

CCĐ: trẻ em, mẫn cảm với Thu*c, có thai cho con bú.

-   Siburtramine là loại ức chế chọn lọc sự tái thu giữ cả 2 loại serotonin và norepinephrin, nó làm giảm ngưỡng ngon miệng (do tác dụng trung ương làm cho bệnh nhân có cảm giác no sớm) và tăng sinh nhiệt, giảm vận tốc biến dưỡng, nên giảm trọng lượng.

-   Orlistat, ức chế lipase tuỵ, giảm hấp thu ở ruột. Tác dụng phụ là kém hấp thu mỡ, giảm các vitamin dầu như vitamin D và E, nên phải tăng cường thêm vitamin.

7.2.4. Thu*c làm mất sự ngon miệng:

Thời gian tác dụng

Liều lượng và cách dùng

TÁC DỤNG NORADRENERGIC

Benzphetamine

6-12

25-50 mg trước ăn, 25-50 mg/ngày

Phendimetrazine

5-12

35mg trước bữa ăn hoặc 105 mg/ngày, 17,5-105 mg/ngày

Diethylpropion

4-6

25mg trước bữa ăn, 25-75 mg/ngày

Mazindol

10

1-2 mg lúc đi ngủ, 1-2 mg/ngày

Phentermine HCl

7-24

8mg hoặc 15-37,5 mg trước bữa ăn, 15-37,5 mg/ngày

Phenylpropanolamine

25 mg trước bữa ăn, 25-75 mg/ngày

TÁC DỤNG SEROTONERGIC

Dexfenfluramine

11-30

15mg, 2 lần/ngày, 30 mg/ngày

Fenfluramine

11-30

20 mg trước bữa ăn, 60-120 mg/ngày

7.3. Phẫu thuật: Ngoại lệ, chỉ áp dụng béo phì quá trầm trọng, đe dọạ sự sống (> 50% trọng lượng lý tưởng) ở bệnh nhân < 40-50 tuổi.

8. Chế độ dinh dưỡng

Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc... để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Không nên "tiếc của" ăn cố mà nên thực hiện khẩu hiệu "thà lãng phí còn hơn béo phì".

Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, khi ăn nên ăn cả quả hạn chế vắt nước các loại quả như cam, quýt vì ăn cả quả cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón.

Ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ, hạn chế óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều cholesterol và chất béo khác.

Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào, rán để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật cũng vẫn bị béo.

Ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối, nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa.

Uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia, nước ngọt. Uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan nếu có thể từ chối được.

Chế độ ăn cho người béo phì tuy giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, vitamin và muối khoáng, vì vậy khi nấu ăn bạn phải biết chọn các loại thực phẩm đảm bảo yêu cầu trên.

Những loại thực phẩm nên dùng:

Nhóm cung cấp chất đạm: Nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng.

Nhóm cung cấp chất béo: Nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải

Nhóm cung cấp năng lượng:

-     Ăn số lượng vừa phải.

-    Tăng cường ăn các loại còn nguyên hạt: gạo, ngô, khoai…

-   Để giảm bớt năng lượng có thể ăn các loại đã chế biến như: Bún, bánh phở,miến, bánh đa.

-   Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng:

+   Các loại rau xanh như: Rau cần, bắp cải, các loại rau cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền…

+  Các loại quả ít ngọt: Dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta, dưa chuột.

Những loại thực phẩm nên hạn chế:

-   Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật: tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng.

-     Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt.

-    Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường

-    Các loại hoa quả quá ngọt: Mít, na, xoài, vải, nhãn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2c41fe76801b638f63d6d5)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y tế Cộng đồng Mailman cho thấy thanh thiếu niên ngủ ít có nguy cơ béo phì khi bước vào tuổi trưởng thành.
  • Một nghiên cứu mới chỉ ra mất ngủ 30 phút mỗi ngày sẽ có 72% nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường tuýp II và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Các nhà khoa học khẳng định việc đặt thiết bị đang sạc pin bên cạnh mình vào ban đêm có thể làm cho người sử dụng tăng cân.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY