Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Bệnh giời leo chớ xem thường!

Thông thường, bệnh giời leo sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Đối với trường hợp mắc bệnh nặng, cần thời gian xử lí thì có thể sẽ mất từ 10 - 15 ngày để hoàn toàn hồi phục.

Giời leo là một bệnh khá phổ biến và được dân gian biết đến từ rất lâu. Bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt có thể để lại sẹo trên da. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị là gì?

Bệnh giời leo là gì?

Bệnh xuất hiện do nhiều lí do khác nhau, biểu hiện chung là những vết mụn nước mọc thành chùm gây đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu nhất của là do dịch tiết ra từ con giời - axit photpho hữu cơ. Bệnh cạnh đó, stress kéo dài hay sức khỏe yếu cũng có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.

Những ai thường mắc?

Căn bệnh này ít xuất hiện ở trẻ nhỏ, thường chỉ xảy ra đối với người già, tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là như nhau. Các đối tượng dễ mắc nhất là:

- Người già trên 60 tuổi

- Người có hệ miễn dịch yếu

- Người từng mắc chứng thủy đậu

Triệu chứng bệnh giời leo

Giời leo có biểu hiện ban đầu là những nốt mụn nước mọc sát nhau, tạo thành từng mảng màu đỏ. Chúng gây ra cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, đôi khi là đau đớn. Những nốt có thế xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, tuy nhiên những vị trí thường gặp nhất là ở vùng liên sườn, mép, gần tai, đùi trong,… Nếu những vết mụn này bị vỡ ra thì khả năng lây lan sẽ rất cao.

Kèm với những nốt mụn là trạng thái sốt nhẹ. Khi này người bệnh sẽ cảm thấy cực kì mệt mỏi và mất sức vì phải chịu những đau đớn cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Bệnh giời leo có lây không?

Do là một căn bệnh được gây ra bởi một loại vi rút cũng gây ra bệnh thủy đậu, vậy nên những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu có thể vẫn sẽ bị lây nếu tiếp xúc với những người mắc bệnh. Còn lại, đối với các trường hợp khác thì căn bệnh này không có khả năng lây lan.

Cách điều trị bệnh

Để điều trị bệnh giời leo, các bác sĩ thường dùng Thu*c kháng vi rút hoặc Thu*c giảm đau để giảm thiểu triệu chứng của căn bệnh này.

Những loại Thu*c kháng vi rút được khuyên dùng:

- Acyclovir;

- Famciclovir;

- Valacyvlovir.

Những loại Thu*c giảm đau (sau khi hết phát ban):

- Gabapentin;

- Prednisone;

- Pregabalin.

Những loại Thu*c kháng viêm:

- Ibuprofen;

- Naproxen.o ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng sử dụng Thu*c bừa bãi dẫn đến hậu quả khôn lường.

Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?

Thông thường, căn bệnh này sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Đối với trường hợp mắc bệnh nặng, cần thời gian xử lí thì có thể sẽ mất từ 10 - 15 ngày để hoàn toàn hồi phục.

Cách phân biệt bệnh giời leo và bệnh zona thần kinh

Hiện nay nhiều người vẫn tranh cãi liệu và zona thần kinh có phải là một hay không. Tuy biểu hiện của chúng khá giống nhau, nhưng có một điều rất dễ để phân biệt hai căn bệnh này. Đó là bệnh zona thần kinh sẽ chỉ phát ban dọc theo các dây thần kinh, tuy nhiên giời leo lại có thể mọc nốt ở khắp cơ thể.

Zona thần kinh khác với bệnh giời leo

Nguyên nhân gây ra 2 căn bệnh này cũng khác nhau. Khác với zona thần kinh là do vi rút Herpes zoster, là do axit photpho hữu cơ đến từ các loại côn trùng có chứa độc tính.

Cách phòng chống giời leo

Để hạn chế khả năng mắc căn bệnh giời leo, hãy tham khảo một số cách phòng ngừa sau đây:

- Tiêm chủng thủy đậu cho trẻ nhỏ;

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ;

- Đảm bảo không gian sống thoáng mát, tránh côn trùng xâm phạm;

- Hạn chế tiếp xúc với côn trùng bằng da trần.

Chế độ ăn uống khi bị giời leo

Bị giời leo kiêng ăn gì?

Các món ăn giàu canxi như hải sản, sữa, … hay các thực phẩm chứa nhiều chất arginine như ngũ cốc đã qua xử lí, những thực phẩm nhiều tinh bột, đồ uống có cồn và các món nhiều dầu mỡ đều cần được tránh trong giai đoạn mắc bệnh giời leo.

Bị giời leo nên ăn gì?

Để giải tỏa độc tố trong cơ thể, bạn hãy bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm có tính mát như hạt sen, rau má, khổ qua, bí xanh,… Thay vì chỉ uống nước lọc, hãy uống nước chanh hay nước cam tươi để đạt hiệu quả cao hơn.

Theo Hoàng Lan - Khám phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-gioi-leo-cho-xem-thuong-n380511.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây trên vai tôi nổi mụn nước có đường kính khoảng 1-2mm, tụ lại thành đám, đỏ ửng, đau rát, ngứa, 2 ngày sau tôi sốt 38 độ C.
  • Tôi 70 tuổi, ở vùng sườn bên phải tự nhiên nổi một quầng đỏ, sau đó nổi nhiều mụn nước nhỏ, rịn nước kèm sốt, nóng rát và đau nhức dữ dội.
  • Để trị bệnh giời leo - zona, người dân thường nhai hột đậu xanh hoặc lá cây mướp ngọt rồi đắp lên chỗ bị bệnh, tuy có dễ chịu nhưng bệnh vẫn không sao hết được
  • Đau sau giời leo là một biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm
  • Bệnh Zona là một bệnh nhiễm trùng do virut gây phát ban đau đớn. Bệnh thường gặp lúc thời tiết chuyển mùa, đặc biệt từ thu chuyển sang đông.
  • Dịp này thời tiết chuyển mùa là lúc rất nhiều loại côn trùng hoành hành tấn công con người. Tưởng chỉ một vết đốt của côn trùng không gây hại nhưng nhiều người đã khốn khổ sau khi bị côn trùng hỏi thăm. Tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến “Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt” do báo Sức khỏe Đời sống tổ chức, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều khuyến cáo về mức độ nguy hại khi bị côn trùng đốt.
  • Bệnh “giời leo” (zona) đã được dân gian biết đến từ lâu với những biểu hiện khu trú trên da, gây đau đớn kéo dài. Dạng tổn thương phổ biến là những mụn nước như phải bỏng chạy ngoằn ngoèo khiến cho người ta cảm tưởng đến vệt đi của một loại côn trùng hay loài bò sát nào đó, cái tên giời leo có nghĩa là như vậy?
  • Nhân dân thường gọi chung các bệnh có: viêm da, bọng nước, nóng rát, đau nhức… như bị bỏng, thường xuất hiện ở các vùng mắt, mặt, quanh niệng, cổ, tay chân, liên sườn, hông bụng… là bệnh giời leo.
  • Trong Đông y, zona - giời leo có tên là xà đan hoặc xà xuyến đan; trường hợp bệnh phát ở eo lưng, thì gọi là triền yêu hỏa đan hoặc triền yêu long.
  • Zona là một bệnh do virut gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da đó. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY