Bài thuốc dân gian hôm nay

Trị “giời leo” bằng Thuốc Nam

Nhân dân thường gọi chung các bệnh có: viêm da, bọng nước, nóng rát, đau nhức… như bị bỏng, thường xuất hiện ở các vùng mắt, mặt, quanh niệng, cổ, tay chân, liên sườn, hông bụng… là bệnh giời leo.
Nhân dân thường gọi chung các bệnh có: viêm da, bọng nước, nóng rát, đau nhức… như bị bỏng, thường xuất hiện ở các vùng mắt, mặt, quanh niệng, cổ, tay chân, liên sườn, hông bụng… là giời leo">bệnh giời leo. Thật ra bệnh “giời leo” gồm có 3 loại và có nguyên nhân khác nhau.

Loại viêm da bọng nước do côn trùng: làm cho bỏng nhẹ trên da gây nên như: kiến khoang, sâu nái, giời leo… thường bị ở cổ, mặt, tay chân, các vùng có tiếp xúc với côn trùng gây bỏng nhẹ. giời leo">Bệnh giời leo này, nếu vết thương không bị nhiễm trùng, thường chỉ 3-4 ngày sẽ tự bớt, không để lại di chứng. Nhân dân thấy bọng nước, nóng rát nên thường sử dụng hạt đậu xanh sống nhai hay giã nát đắp lên vết thương hoặc dùng lá mướp, lá chìa vôi hay mài mực Tàu thoa… cho mau lành.

Loại viêm da bọng nước do virus herpes simplex (mụn cơm):

thường xuất hiện ở vùng niêm mạc môi, miệng, quanh miệng, má… bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu ở một điểm nào đó trên da, sau đó vài ngày sẽ nổi mụn nước, có khi chỉ 1 cái, có khi nổi thành cụm nhiều cái hình vòng tròn, có cảm giác ngứa, rát. Nếu không bị bội nhiễm thì vết thương sẽ tự bớt trong vòng 7 – 10 ngày. Đây là bệnh tái phát nhiều lần, thường thì ngay vùng da đã phát trước kia.

Dùng rượu Hoàng liên (hoàng lien 10g, ngâm với 100ml rượu trắng 30- 400) cho ngậm hay thoa lên vết thương, chỉ vài lần thì khỏi vĩnh viễn không bị tái phát.

Loại viêm da bọng nước do virus herpes zoster (Tây y gọi là zona):virus này chỉ gây bệnh ở các tế bào thần kinh hướng tâm, thường xuất hiện ở vùng mặt, quanh mắt, vùng liên sườn, vùng chậu hông, có khi xuống tay chân. Thường chỉ có ở một bên cơ thể. Khu vực bị bệnh, da viêm đỏ, đau, cảm giác rát bỏng, kéo theo các hạch lân cận sưng đau, có thể gây sốt, mệt mỏi, sợ sệt… Các nhà khoa học nhận thấy những người bị bệnh zona thường trước đây có bị bệnh thủy đậu. Nếu không bị bội nhiễm, tổn thương sẽ tự khỏi sau 2-3 tuần. Nhưng bệnh thường để lại di chứng đau nhức, rát buốt, sợ sệt, khó chịu kéo dài từ 1-6 tháng, có khi đến vài năm.

Điều trị zona theo Đông y

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp chữa trị bệnh zona. Thông thường là dùng Thuốc uống bên trong và Thuốc đắp trên vết thương. Chúng tôi thường sử dụng cây cam thảo đất để chữa trị bệnh zona, rất mau lành và thường không để lại di chứng đau nhức, bỏng rát, sợ sệt.

Bài Thuốc chữa bệnh zona

Đắp ngoài: dùng một ít đọt cây cam thảo đất, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vùng bị zona. Ngày thay 1-2 lần. Liên tục vài ngày.

Uống trong: dùng cây cam thảo đất, chặt nhỏ, sao vàng. Lấy 1 nắm (chừng 20-30g), nấu làm nước uống hàng ngày.

Tính vị và công năng của cây cam thảo đất (scoparia dulcis l.) Cam thảo đất còn có tên là cam thảo nam, thổ cam thảo. Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Cây có vị ngọt đắng, tính mát. Có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, giải khát. Công dụng chữa sốt, say khoai mì (củ sắn), giải độc cơ thể, chữa ho, viêm họng, ban sởi, kinh nguyệt quá nhiều, tiêu chảy, kiết lỵ, lậu, lợi tiểu, chữa sỏi thận và các bệnh về thận. Ngày dùng 10 – 12g khô (20- 40g tươi).

Hiện nay, các nhà khoa học còn tìm thấy ở cây cam thảo đất có chứa hoạt chất amellin dùng điều trị: đái tháo đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng khác kèm theo của bệnh đái tháo đường và làm cho vết thương mau lành.

Lương y Trần Sỹ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-gioi-leo-bang-thuoc-nam-17245.html)

Tin cùng nội dung

  • Bác sỹ lý giải tại sao chỉ vì một nụ hôn, trẻ rất dễ dàng bị nhiễm virus Herpes Simplex gây viêm não và có thể Tu vong.
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phan Văn Lý tọa lạc tại số 45/8 đường Hùng Vương, khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh tuy không lớn nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều bệnh nhân tìm đến.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY