Cơ , Xương , Khớp hôm nay

Bệnh gút là gì?

Tôi 50 tuổi, thỉnh thoảng lại bị sưng, đau ở khớp cổ chân, khoảng 1 tuần thì tự khỏi. Đi khám bác sĩ bảo là bệnh gút. Đó là bệnh gì?.

Trả lời:

Biểu hiện viêm khớp của bệnh gút lúc đầu rất đặc biệt, với các đợt viêm cấp: sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp; thường gặp nhất là khớp bàn chân, ngón chân cái, tiếp sau có thể ở khớp cổ chân, khớp gối; rất hiếm gặp ở các khớp của bàn tay. Người bệnh có thể bị sốt cao, lạnh run, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn. Mỗi đợt viêm khớp thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần rồi tự khỏi, không để lại dấu vết gì. Nếu được điều trị, đợt viêm sẽ ngắn hơn, nhẹ hơn. Ở giai đoạn này, bệnh rất hay bị chẩn đoán nhầm là viêm khớp cấp, bong gân hay chấn thương.

Giữa các đợt viêm cấp có những giai đoạn khớp khỏi hoàn toàn, có thể một vài năm và thậm chí có khi tới hàng chục năm, người bệnh hoàn toàn quên đợt viêm đầu. Các đợt tái phát xảy ra với những biểu hiện tương tự và cứ thế tái diễn, càng ngày càng kéo dài hơn, nhiều hơn và có nhiều khớp bị viêm hơn.

Sau 5-7 năm, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở một số người, bệnh không qua giai đoạn cấp tính mà cứ từ từ, âm ỉ rồi diễn biến thành mạn tính. Ở giai đoạn này, hiện tượng viêm khớp kéo dài không dứt, ảnh hưởng đến nhiều khớp, đối xứng hai bên, gây biến dạng, hạn chế vận động các khớp giống như biểu hiện của viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, quanh các khớp nổi lên nhiều u cục còn gọi là hạt tô phi, có kích thước từ vài milimét đến vài centimét. Các u cục này không đau, dưới lớp da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng. Thường thấy nhất ở khớp bàn ngón chân, cổ chân, khớp khuỷu tay, vành tai... Có khi cục bị vỡ xì ra chất trắng như sữa, dễ tưởng nhầm đó là mủ. Thực chất đó là các axit uric lắng đọng thành các tinh thể muối urat. Các muối urat còn lắng đọng ở thận gây sỏi và suy thận.

Việc điều trị phải toàn diện, bao gồm cả điều trị đợt viêm cấp và phòng ngừa các đợt tái phát, điều trị cả bằng Thu*c và bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện...

Với các triệu chứng viêm tấy, xung huyết, sưng, đau..., cần dùng các Thu*c kháng viêm. Nếu bệnh mạn tính, cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp. Điều trị tích cực các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, tiểu đường, béo phì. Không ăn các thức ăn chứa nhiều nhân purine như tim, gan, thận, óc bò, heo, trứng vịt, cá trích, cá đối..., hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm.

BS Nguyễn Thị Lan, Sức Khoẻ & Đời Sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/benh-gut-la-gi-2358455.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị bệnh gút cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm
  • Bệnh gút (bệnh thống phong) là một bệnh được biết đến lâu đời nhất của loài người (đã hơn 2.000 năm), trước đây được coi là “bệnh của người giàu”,
  • Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.
  • Gần đây, tôi hay bị đau nhức các khớp ngón tay và ngón chân. Cơn đau nhức tăng lên sau khi ăn, nhất là đồ biển.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY