Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Không muốn bị bệnh gút đau như bị chuột gặm chân: Hãy bớt ăn 4 loại thực phẩm làm tăng axit uric

(Tổ Quốc) - Một khi bị gút nếu không được điều trị hiệu quả thì cơn đau này sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của mọi người.

Bệnh gút là nỗi đau âm ỉ trong lòng của rất nhiều người, chỉ khi trải qua người ta mới cảm nhận được cái kiểu đau như cắt da cắt thịt khi cơn gút xảy ra. Một khi bị gút nếu không được điều trị hiệu quả thì cơn đau này sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của mọi người.

Chỉ số nào trên cơ thể chúng ta liên quan mật thiết đến bệnh gút, bạn đã biết chưa? câu trả lời là: bệnh gút và axit uric cao là vấn đề không thể tách rời.

Một khi axit uric tăng cao, tình trạng bệnh gút sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. nguyên nhân là do bệnh gút chủ yếu là do tình trạng tăng acid uric máu không được điều trị kịp thời, khiến lượng acid uric lưu thông trong máu đến các khớp quá nhiều, tại đây một lượng lớn acid uric sẽ tích tụ tại các vùng này rồi tạo thành các tinh thể, các khớp bị viêm, và sau đó phát triển thành bệnh gút.

Vì vậy, nhiều bác sĩ khi điều trị cho bệnh nhân bị gút, yêu cầu đầu tiên của họ là phải hạ acid uric của bệnh nhân xuống.

Có nhiều cách để hạ axit uric như uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng Thu*c hạ axit uric,… nhưng ngay cả trong thời gian dùng Thu*c, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống, rất khó để có thể giảm nồng độ axit uric về mức lý tưởng.

Để giảm axit uric một cách lành mạnh và hiệu quả, 4 loại thực phẩm sau đây khuyên bạn nên ăn ít hơn.

Không muốn bị bệnh gút đau như bị chuột gặm chân: Hãy bớt ăn 4 loại thực phẩm làm tăng axit uric - Ảnh 1.

1. Thức ăn nhiều đường

    Chuối không chỉ vét sạch đường ruột mà còn có tới 15 tác dụng giảm nhẹ bệnh tật ít ai biết

  • 27 bí quyết sống khỏe mạnh hữu ích khiến ai cũng tâm đắc: Đọc một lần, ứng dụng cả đời!

Nhiều người thích ăn đồ ngọt nhưng ăn quá nhiều đồ ăn nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, máu có xu hướng đặc lại ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể nên bạn không nên xem nhẹ thói quen này.

Vì không được ăn quá nhiều đồ ăn có đường, vậy có thể mua một số loại trái cây sấy ngọt để ăn không? nhiều người không ngờ rằng trái cây sấy khô cũng chứa nhiều đường fructose, sau khi ăn rất dễ làm tăng nồng độ axit uric, vì vậy trái cây sấy khô không thích hợp với những người có nồng độ axit uric cao.

Ngoài ra, còn có một số loại đường vô hình trong cuộc sống hàng ngày từ các món ăn mà các bạn cần phải nâng cao cảnh giác.

Không muốn bị bệnh gút đau như bị chuột gặm chân: Hãy bớt ăn 4 loại thực phẩm làm tăng axit uric - Ảnh 3.

2. Đồ chiên nhiều dầu mỡ

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ axit uric.

    Võ Tắc Thiên và bí quyết dưỡng sinh thuận theo tự nhiên: Tận dụng tốt dinh dưỡng từ môi trường

  • Bậc thầy y học 87 tuổi: Mạch máu mịn và không có mảng xơ vữa nhờ uống 2 loại trà trong 30 năm

Đồ chiên giòn là món khoái khẩu của nhiều người, khi nhắc đến các món chiên như khoai tây chiên, đùi gà chiên, các món ăn từ bột chiên xù thì cả người lớn và trẻ nhỏ đều sáng mắt và bày tỏ rằng họ rất thích ăn.

Tuy nhiên, ăn đồ chiên rán trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, gây tăng cân, máu dính và làm tăng nồng độ axit uric.

3. Nội tạng động vật

Cũng có nhiều người cho rằng nội tạng động vật là món cao lương mỹ vị trên bàn nhậu nên rất thích ăn, đặc biệt là thế hệ trung tuổi cho rằng đây là món có thể ăn gì bổ nấy, khi một bộ phận nào đó trên cơ thể có triệu chứng khó chịu, nên ăn nhiều nội tạng động vật để cơ thể tốt hơn, nội tạng được phục hồi.

Tuy nhiên thực tế, hàm lượng purin trong nội tạng động vật cao hơn, sau khi ăn sẽ tăng hàm lượng axit uric, không tốt cho sức khỏe.

Không muốn bị bệnh gút đau như bị chuột gặm chân: Hãy bớt ăn 4 loại thực phẩm làm tăng axit uric - Ảnh 5.

4. Rượu bia

    Công thức giảm cân với 1 quả chuối: Món ăn lý tưởng vào buổi sáng giúp bạn no lâu, tốt cho tiêu hóa

  • Tuyển thủ VN mắc căn bệnh khó chữa, có nguy cơ bị liệt nếu tiếp tục đá bóng: BS bật mí 6 giải pháp

  • Trẻ nghiện internet và hậu quả khủng khiếp: Không muốn đi học, chán nản, tự ti, mất ngủ

Những người có axit uric cao nên tránh uống rượu bia, vì chúng chứa nhiều thành phần purin, dễ dẫn đến nồng độ axit uric cao hơn sau khi uống. ngoài ra, cũng nên tránh các loại rượu khác, rượu vang đỏ, đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát axit uric.

Những người có nồng độ axit uric cao hơn bình thường phải uống nhiều nước, lượng nước uống hàng ngày nên duy trì ở mức 2000ml đến 3000ml, không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cơ thể, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng số lần đi tiểu.

Khi đi tiểu, lượng axit uric dư thừa trong cơ thể cũng có thể được đào thải ra ngoài, chỉ cần lượng axit uric được kiểm soát thì sức khỏe xương khớp của con người mới được đảm bảo và duy trì được sự dẻo dai của toàn bộ hệ thống xương khớp.

*Theo Secretchina

Chỉ ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày có thể thay đổi diện mạo sức khỏe: Bí mật nằm ở một chất đặc biệt

Vân Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/khong-muon-bi-benh-gut-dau-nhu-bi-chuot-gam-chan-hay-bot-an-4-loai-thuc-pham-lam-tang-axit-uric-82021133165911107.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY