Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Bệnh gút và suy thận mà hai vấn đề sức khỏe có liên quan đến nhau. Biến chứng suy thận xuất hiện khi axit uric tăng cao khiến chức năng của thận giảm sút.

thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể. khi bệnh gút xuất hiện, nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải thành phần này. chính vì vậy mà các vấn đề về thận và bệnh gút được xem là có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Bệnh gút gây biến chứng suy thận

Axit uric là thành phần sản sinh khi cơ thể thu nạp thức ăn chứa nhiều purin. Phần lớn axit uric được đào thải hoàn toàn qua thận và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin sẽ khiến nồng độ axit uric tăng nhanh. Thận không thể đào thải toàn bộ thành phần này ra bên ngoài khiến tình trạng lắng đọng axit uric trong máu xuất hiện. Nếu nồng độ axit uric tiếp tục tăng cao và kéo dài, áp lực lên thận ngày càng lớn và có thể phát sinh những biến chứng tại cơ quan này.

1. Do nồng độ axit uric tăng cao

Suy thận là tình trạng thận giảm khả năng bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể, bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có thể là hệ quả do bệnh gút gây ra.

Ngoài chức năng bài tiết, thận còn là cơ quan điều hòa cơ thể và cân bằng nội môi. Bất cứ thành phần nào vượt quá mức quy định đều buộc thận phải điều tiết để cân bằng. Tình trạng axit uric tăng cao khiến thận phải tăng hiệu suất làm việc để có thể loại bỏ tối đa nồng độ axit uric.

Nếu không can thiệp sớm, áp lực lên thận có thể trở nên nặng nề khiến cơ quan này suy giảm chức năng, dẫn đến bệnh suy thận.

Suy thận có hai dạng: suy thận cấp và suy thận mạn, bệnh gút thường gây ra bệnh suy thận mạn. suy thận mạn không nguy hiểm bằng suy thận cấp nhưng lại không có khả năng điều trị dứt điểm. bạn buộc phải sống chung với bệnh và thực hiện những biện pháp hỗ trợ hoạt động của cơ quan này.

Ngoài biến chứng suy thận, bệnh gút còn có thể gây ra các vấn đề khác tại thận như sỏi thận, viêm đường tiết niệu,…

Mặc dù, gút gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu bạn can thiệp sớm và luôn giữ axit uric ở mức cho phép, bạn có thể ngăn chặn được các biến chứng do bệnh lý này gây ra .

2. Tác dụng phụ của các loại Thu*c

Các loại Thu*c được sử dụng trong quá trình điều trị gút có thể là nguyên nhân khiến những vấn đề tại thận phát sinh.

    Corticoid: được sử dụng để giảm cơn đau dữ dội do bệnh gút, giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên loại Thu*c này lại cạnh tranh bài tiết với axit uric khiến áp lực lên thận tăng, từ đó nồng độ axit uric bị lắng đọng trong cơ thể ngày càng cao.
  • Thu*c chống viêm không steroid (NSAID): thường dùng cho các bệnh viêm khớp mãn tính có các triệu chứng nhẹ và vừa. NSAID không gây ra nhiều tác dụng phụ aspirin nhưng nhóm Thu*c này gây ức chế chọn lọc men COX-2 và quá trình sản xuất prostaglandin ở thận. Gây ra tình trạng giảm lượng máu tuần hoàn đến thận và gây co thắt mạch máu. Đây là nguyên nhân trước thận trong việc hình thành bệnh suy thận.
  • Allopurinol: là loại Thu*c được sử dụng khi gút ở giai đoạn cấp tính. Cần sử dụng Thu*c thận trọng nếu có tiền sử suy thận cấp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp, hoạt chất trong Thu*c có khả năng làm suy giảm chức năng hoạt động của thận.
  • Probenecid: được sử dụng hàng ngày để dự phòng bệnh gút trong trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn đầu. Thu*c có thể gây tác dụng phụ và làm phát sinh những vấn đề tại thận.
  • Colchicin: là Thu*c đặc hiệu bệnh gút, Thu*c chỉ có khả năng giảm thiểu cơn đau và dự phòng cơn đau phát sinh, không có tác dụng hạ axit uric nên không giảm thiểu được những biến chứng lên thận. Trong trường hợp bạn từng có tiền sử về các vấn đề ở thận, sử dụng Colchicin có thể dẫn đến bệnh suy thận mãn tính.

Thông tin trên chưa bao quát hết những loại Thu*c được sử dụng trong điều trị gút có thể gây biến chứng lên thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thông tin đầy đủ hơn.

Suy thận là biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Bạn cần thận trọng trong việc điều trị và phòng ngừa để giới hạn phạm vi ảnh hưởng của bệnh nhằm bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi khuyến khích bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về hướng điều trị phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-gut-va-suy-than)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2009, Việt Nam có khoảng 5,4 triệu bệnh nhân thận mãn tính trong đó ở giai đoạn cuối khoảng 72.000 người. Tỉ lệ mới mắc khoảng 10.000 người hằng năm.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Bệnh nhân suy thận mãn nên ăn nhạt, đặc biệt khi có phù, cao huyết áp, suy tim.
  • Có nhiều nguyên nhân gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận,... và có tới 10% bệnh nhân bị suy thận là do viêm cầu thận.
  • Em mắc bệnh viêm cầu thận và hội chứng thận hư từ năm 2006, và đến nay bệnh lại tái phát lại.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY