Hô hấp hôm nay

Bệnh hen và những điều cần biết

Hen thường có các biểu hiện như khó thở, ho, khò khè và nặng ngực ở nhiều mức độ khác nhau
Hen là một bệnh lý mạn tính trên đường thở, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng về y tế, xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, hen sẽ được kiểm soát và người bệnh sẽ trở lại cuốc sống, sinh hoạt như bình thường.
Hen là gì?
Hen là một bệnh mạn tính của đường dẫn khí ở phổi với 2 cơ chế chính:
- Co thắt đường dẫn khí: gây cản trở không khí hít vào cũng như thở ra tại phổi, gây cơn khó thở.
- Viêm đường dẫn khí: tình trạng viêm có thể không do vi khuẩn, làm hẹp đường dẫn khí lại và tiết dịch nhầy gây ho, khò khè, ngộp thở, hoặc khó thở.
Những đối tượng có nguy cơ bị hen
Hen hay gặp ở một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như:
Hen có tính di truyền: Nếu cả hai bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, nếu một trong hai bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%. Những người dễ có khả năng mắc hen như có cơ địa dị ứng: viêm mũi dị ứng, chàm, hay phát ban dị ứng hoặc người mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, dị ứng ...

Chẩn đoán bệnh hen
Để chắc chắn bệnh nhân có bị hen hay không? Bệnh ở giai đoạn nào? bác sĩ dựa trên 2 yếu tố chính là triệu chứng và đo chức năng hô hấp.  Bệnh hen thường có các triệu chứng sau: khò khè tái đi tái lại (đặc biệt ở trẻ em), ho thường hay bị về đêm, cảm giác tức ngực và khó thở. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi có các yếu tố dị ứng hoặc thay đổi thời tiết.  Chẩn đoán phân biệt bệnh hen
Bệnh hen, đặc biệt là các dạng khó chẩn đoán dễ bị nhầm với các bệnh cảnh khác cần được loại trừ:      
- Lao tiến triển.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Ho do dùng các loại Thu*c ức chế men chuyển trong tăng huyết áp.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Viêm mũi xoang, họng kéo dài.
- Suy tim.
- Các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em.
Điều trị và dự phòng
Điều trị cắt cơn: dùng Thu*c cắt cơn giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi cơn khò khè, khó thở. Các Thu*c dạng xịt như: salbutamol, terbutaline... Bệnh nhân hen nên đem theo Thu*c cắt cơn dạng xịt để dùng ngay khi có cơn khó thở.
Điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh: dùng Thu*c chống viêm, hoặc dạng phối hợp Thu*c chống viêm và Thu*c chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài. Thu*c chống viêm dạng corticoid như budesonide, fluticasone... hoặc kháng leucotriene như montelucast, zafirlucast...
Dạng Thu*c phối hợp giữa kháng viêm và giãn phế quản rất hiệu quả trong điều trị các thể hen nặng, giúp kiểm soát bệnh hen tốt. Các Thu*c hen dạng xịt như: formoterol/ budesonide hoặc salmeterol/ fluticasone.
Ngày thế giới phòng chống hen
Tổ chức phòng chống hen toàn cầu đã lấy ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 5 hàng năm làm Ngày Thế giới Phòng chống bệnh hen. Nhân dịp này, các hoạt động nhằm gia tăng nhận thức của bệnh nhân và gia đình, sự quan tâm của xã hội đối với bệnh hen đã được tổ chức. Có thể kiểm soát hen triệt để
Việt Nam có khoảng 5% dân số (2004), tương đương với hơn 4 triệu người bị bệnh hen và con số này đang ngày một gia tăng. Mặc dù là bệnh nguy hiểm và không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hen triệt để nếu kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Những sai lầm thường hay gặp là bệnh nhân chỉ dùng Thu*c cắt cơn khi có triệu chứng mà không điều trị phòng ngừa cơn. Vì vậy, có thể xảy ra những cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng.  Các Thu*c dạng uống chứa corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như phù, thay đổi nội tiết, loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày…
 Hen là bệnh tồn tại suốt đời, vì vậy việc tuân thủ quy trình điều trị sẽ mang lại cho người bệnh sức khoẻ ổn định, có thể làm việc và học tập như bình thường.
Theo ThS. Phạm  Văn Tiến - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-hen-va-nhung-dieu-can-biet-n10150.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY