Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bệnh ho gà có lây không? Lây lan như thế nào?

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Đây là căn bệnh có khả năng lây nhiễm và lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc...

ho gà là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của đường hô hấp và là căn bệnh có khả năng lây lan. ở người trưởng thành, bệnh ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. nhưng với trẻ nhỏ, nếu không được chữa trị sớm, ho gà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như làm tổn thương não, chảy máu não, viêm phổi, co giật…. thậm chí gây Tu vong. 

I/ Ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập và gây hại. Ai cũng có thể bị ho gà, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn, đặc biệt là những trẻ không được tiêm phòng đầy đủ.

Thông thường, ở những người trưởng thành, các triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi hoặc dễ dàng được điều trị mà ít khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với đối tượng mắc bệnh là trẻ em và trẻ sơ sinh, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

II/ Bệnh ho gà có lây không? Lây qua đường nào?

Tương tự như các bệnh nhiễm khuẩn khác, ho gà là căn bệnh có thể lây lan và chúng lây qua đường hô hấp. tình trạng này có thể được giải thích như sau: trong dịch tiết mũi và miệng của người bệnh chứa vô số vi khuẩn bordetella pertussis. nếu người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với các chất dịch do bệnh nhân tiết ra khi họ hắt hơi hoặc ho sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm bệnh. ngoài ra, các vi khuẩn này có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian ngắn. vì vậy, khi tay của bạn vô tình chạm phải các chất dịch của người bệnh và đưa chúng lên mắt, mũi, miệng cũng sẽ khiến cơ thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh rất dễ lây lan, nhất là với những người ở trong cùng một gia đình. Chính vì vậy, có không ít các trường hợp trẻ em và trẻ sơ sinh bị mắc bệnh do bị nhiễm từ cha mẹ hoặc anh chị em.

Bạn có thể bị ho gà vào bất cứ mùa nào trong năm, nhưng thường xảy ra nhiều vào mùa hạ hoặc những tháng mùa thu. vì thời tiết ẩm ướt, ấm áp chính là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn bordetella pertussis phát triển và gây hại.

III/ Bao lâu thì bệnh có khả năng lây nhiễm?

Ho gà dễ lây nhất là vào giai đoạn đầu sau khi bị nhiễm trùng. Đây là thời kỳ bệnh mới khởi phát, kéo dài từ 1  – 2 tuần sau khi bị vi khuẩn xâm nhập. Lúc này người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh thông thường. Tình trạng ho, hắt xì, sổ mũi liên tục sẽ dễ lây bệnh cho những người xung quanh hơn. Càng về sau, khả năng lây nhiễm của bệnh sẽ giảm xuống vì các vi khuẩn lúc này đã yếu dần. Nếu đã dùng kháng sinh để chữa trị trong vòng 5 ngày trở lên, nguy cơ lây nhiễm sẽ không còn.

Khi bị nhiễm khuẩn, nó sẽ không gây ra các triệu chứng ngay lập tức mà thường trải qua thời gian ủ bệnh. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 5 – 10 ngày, thậm chí là có thể kéo dài đến 3 tuần. Chính vì vậy, bạn có thể lây bệnh cho những người xung quanh trước cả khi nhận ra mình bị ho gà.

IV/ Cách phòng ngừa bệnh ho gà

Với người lớn, ho gà ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. nhưng nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây tổn thương não, chảy máu não, co giật, viêm phổi, ngưng thở… gây Tu vong. chính vì vậy, để bảo đảm an toàn, bạn nên áp dụng các biện phòng ngừa bệnh cho trẻ và cho cả chính bản thân mình.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ho gà là tiêm vắc – xin phòng bệnh. với trẻ sơ sinh, nên tiêm đủ 3 mũi vào các thời điểm:

    2 tháng tuổi.

Cần phải tiêm nhắc lại vào các thời điểm:

    Từ 15 – 18 tháng tuổi.

Vì bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nên không chỉ trẻ nhỏ mới cần phải tiêm vắc – xin phòng ngừa. Do đó, hãy trao đổi với các bác sĩ về việc tiêm phòng nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:

    Chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Bên cạnh việc tiêm phòng, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho chính mình bằng việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác:

    Tránh xa những người có biểu hiện mắc bệnh ho gà. Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh, hãy nhanh chóng chữa trị dứt điểm bệnh. Đồng thời, người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khác để tránh lây lan vi khuẩn cho những người xung quanh.

Ho gà là căn bệnh rất dễ lây lan, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. do đó, nắm vững các thông tin về cơ chế lây nhiễm của ho gà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa cho chính bản thân mình và cho cả những người xung quanh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-ho-ga-co-lay-khong-lay-lan-nhu-the-nao)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY