Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh liệt nửa mặt

Liệt nửa mặt gồm có liệt mặt ngoại vi và liệt mặt trung ương

I. Khái niệm: Liệt mặt, hay còn gọi là liệt dây thần kinh số VII, gồm liệt mặt nguyên phát và liệt mặt thứ phát. Liệt mặt nguyên phát phần lớn là do nhiễm lạnh, liệt mặt thứ phát thường sau một bệnh khác có thể do chấn thương, nhiễm trùng… Đây là bệnh rất thường gặp và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ, đặc biệt khi đã để lại di chứng liệt cứng.

- Tuổi: Tuổi nào cũng có thể phát bệnh, ở cả hai giới nhưng thường gặp ở thanh và tráng niên. Bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh

- Rất thích hợp với phương pháp Châm Cứu, áp dụng châm cứu càng sớm, hiệu quả càng nhanh và càng cao.

- Bệnh có đặc điểm là phục hồi nhanh, song dễ để lại di chứng về vận động, thẩm mỹ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

II. Theo Tây y (YHHĐ):

1. Nguyên nhân:

1.1. Liệt mặt nguyên phát (liệt dây VII ngoại vi):

Thường tiến triển cấp tính có liên quan tới gió lùa, lạnh, hay xảy ra vào ban đêm.

1.2. Liệt mặt thứ phát:

- Tổn thương cầu não:

           + U thần kinh đệm, u lao, di căn ung thư hoặc đột qụy vùng cầu não.

           + Viêm tuỷ xám, nhất là ở trẻ em.

           + Bệnh xơ não tuỷ rải rác.

- Tổn thương ở góc cầu tiểu não:

           + U dây VIII, u màng não…

           + Viêm màng nhện vùng góc cầu — tiểu não.

- Tổn thương ở nền sọ:

            + U di căn ở nền sọ.

            + Chấn thương vỡ nền sọ.

- Tổn thương trong xương đá:

            + Zona hạch gối.

            + Chấn thương vỡ xương đá.

            + Máu tụ ở hõm nhĩ.

            + Viêm tai xương chũm.

            + U trong xương đá (hiếm gặp).

- Tổn thương dây VII ngoài sọ:

            + Chấn thương.

            + U ở tuyến mang tai.

            + Bệnh phong.

            + Bệnh uốn ván.

            + Viêm nhiều dây thần kinh sọ não.

            + Viêm nút quanh động mạch.

            + Bệnh Kahler.

            + Bệnh đái tháo đường tiềm tàng.

            + Liệt dây VII do thai nghén: Xuất hiện khi thai trên 6 tháng do phù, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và rối loạn chuyển hoá vitamin.

-  Liệt mặt di truyền.

2. Phân loại: Có hai loại

- Liệt dây VII ngoại vi

- Liệt dây VII trung ương

3. Triệu chứng:

3.1. Liệt mặt ngoại vi: Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: Người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất.

- Khi không cử động: Hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), trán mắt nếp nhăn, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai thấp xuống.

- Trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối.

- Khi cử động: Mặt và mắt cân đối rõ rệt hơn.

+ Bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín, không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày.

+ Dấu hiệu Charles - Bell dương tính: Biểu hiện là khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.

- Các triệu chứng khác: Liệt dây VII ngoại vi có thể đi kèm theo liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện.

+ Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém).

+ Có thể có một số chứng khác như: Ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).

3.2. Liệt mặt trung ương:

- Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles - Bell.

- Không bao giờ tiến triển thành liệt cứng.

- Thường phối hợp với liệt nửa người cùng bên.

4. Điều trị:

4.1 Điều trị nội khoa:

4.1.1. Điều trị theo nguyên nhân.

4.1.2. Điều trị liệt mặt ngoại vi: Khi bị bệnh, cần được chữa trị kịp thời và đúng cách, nếu không bệnh có thể để lại di chứng liệt cứng và điều trị rất khó khăn.

- Dùng Thu*c và vật lý trị liệu:

          + Dùng corticoide, axid acetyl salicylic.

          + Chỉ định dùng Thu*c kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

          + Dùng các Thu*c giãn mạch: Fonzilan, cavinton…

          + Kích thích tăng dẫn truyền: Nivalin, methylcoban (có thể dùng điện phân).

          + Dùng Thu*c tái tạo bao myelin: Nucléo - CMP forte.

          + Dùng sinh tố nhóm B liều cao.

          + Dùng Thu*c chống gốc tự do: Vitamin E…

          + Điện châm các huyệt: Bế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khớp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương cùng bên liệt… Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong bì bên đối diện. Cần tránh kích thích quá mức để gây co cứng cơ mặt. Khi mắt đã gần bình tường thì dừng điều trị kích thích. Khi thấy các dấu hiệu co cứng cần ngừng ngay liệu pháp điện, châm cứu, xoa bóp.

- Phục hồi chức năng:

+ Bảo vệ mắt: Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 0,4%. Có thể dùng băng dính cắt theo hình chữ Y dán đảo ngược, một đầu vào trán, hai đầu kia vào môi dưới và môi trên để nâng cơ mặt khỏi bị sệ.

+ Xoa bóp và chườm nóng cơ mặt vùng liệt

+ Tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng.

+ Kỹ thuật:

. Xoa bóp: Người bệnh nằm ngữa, đầu kê trên gối mỏng.

                  Thầy Thu*c đứng ở phía đầu người bệnh.

                  Vuốt từ dưới cằm lên thái dương và từ trán hướng xuống tai.

                  Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ.

                  Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các đầu ngón tay.

. Tập luyện cơ: Người bệnh cố gắng thực hiện các động tác:

                  Nhắm 2 mắt lại.

                  Mỉm cười.

                  Huýt sáo và thổi.

                  Ngậm chặt miệng.

                  Cười thấy răng và nhếch môi trên.

                  Nhăn trán và nhíu mày.

                  Vận động 2 cánh mũi.

                  Phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i …

-  Trường hợp bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả: Có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh.

- Khi điều trị nội khoa có kết quả, cần giảm dần liều Thu*c. Người bệnh nên đứng trước gương tự tập luyện phục hồi chức năng.

4.2. Điều trị ngoại khoa:

- Mổ để giải phóng dây thần kinh trong ống dây thần kinh mặt do viêm tai.

- Chỉ định phẫu thuật:

          + Liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính: Điều trị bảo tồn trong 4 - 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi thì phẫu thuật.

          + Liệt dây VII do mổ tai: Cần kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ; nếu không thấy thay đổi thì điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì tiến hành mổ.

III. Theo Đông y:

1. Khái niệm: YHCT gọi là khẩu nhãn Oa Tả, Khẩu tịch, Diên nan (Than), Phong điếu tuyến, Diện Thần Kinh M* t*y

2. Nguyên nhân:

- Do tà khí Phong Hàn xâm phạm vào 3 kinh Dương ở mặt (Thủ dương minh Đại trường, Túc dương minh Vị, và Túc thái dương Bàng quang) làm cho sự lưu thông của kinh khí bị bế tắc, khí huyết không thông, kinh Cân bị thiếu dinh dưỡng, không co lại được gây ra bệnh.

- Do sang chấn (chấn thương) làm huyết bị ứ trở kinh lạc, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây ra bệnh.

2. Phân loại: YHCT dựa theo nguyên nhân gây bệnh, chia làm 3 loại:

- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh).

- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn).

- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang chẩn).

3. Triệu chứng:

- Thể phong hàn: Sau khi gặp mưa hoặc gió lạnh hoặc sáng sớm thức dậy, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, nước uống vào dễ bị chảy ra ngoài, không huýt sáo được, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.

- Thể phong nhiệt: Sốt sợ gió, sợ nóng, mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên, nước uống vào dễ bị chảy ra, không huýt sáo được, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù Sác. Thường do nhiễm khuẩn.

- Thể huyết ứ: Mắt không nhắm được, miệng méo, đau nhức ở mặt. Thường do di chứng sau chấn thương: Ngã, sau khi mổ vùng chũm, hàm…

4. Điều trị:

4.1. Điều trị bằng châm cứu:

- Tùy theo nguyên nhân mà ta có các “pháp” sau để điều hoà các kinh khí ở các lạc mạch trên mặt như: Trục phong, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, khứ ứ, ôn thông kinh lạc.

- Phương huyệt và kỹ thuật châm: Tả pháp bên liệt, nếu do phong hàn có thể ôn châm .

- Liệu trình: Điều trị 30 phút/ lần x 1 lần/ ngày, 10 đến 15 lần / đợt điều trị.

- Điều tri kết hợp: Thuỷ châm các Vitamin nhóm B gồm:  VTM B1 100 mg/ngày. VTM B6 100 mg/ngày. VTM B12 1000 mg/ngày. Vào các huyệt ở kinh dương ở vùng cơ lớn và dày (tương tự như tiêm bắp)

4.2. Dùng Thu*c Đông y:

4.2.1. Liệt dây thần kinh do lạnh: Y học cổ truyền gọi trúng phong hàn ở kinh lạc.

Phương pháp chữa: Khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí). Dùng một trong các bài:

Bài 1: Ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 0,8g, bạch chỉ 0,8g, kê huyết đằng 12g, ngưu tất 12g, uất kim 0,8g, trần bì 0,8g, hương phụ 0,8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 (Đại tần giao thang): Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao 8g, bạch chỉ 8g, ngưu tất 12g, đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 0,8g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4.2.2.Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn: Y học cổ truyền gọi trúng phong nhiệt ở kinh lạc.

Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt), khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). Dùng bài Thu*c: Kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, thổ phục linh 12g, ké đầu ngựa 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

4.2.3. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn: Y học cổ truyền gọi ứ huyết ở kinh lạc.

Phương pháp chữa: Hoạt huyết, hành khí. Dùng  bài Thu*c: đan sâm 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, tô mộc 8g, uất kim 8g, chỉ xác 6g, trần bì 6g, hương phụ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

4.3.Thu*c đắp trị liệt mặt:

- Tỳ ma tử 40g bỏ vỏ, Băng phiến 1 ít, giã nát như cao. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đinh Nghiêu Thần, Hà Bắc-TQ).

- Tỳ ma nhân (tử) 20 hột, Niêm (Nam) hương 8g. Giã nát Tỳ ma nhân, cho Niêm hương vào quậy đều. Đổ rượu vào hâm nóng, lúc còn ấm đem dán vào má. Bên trái liệt thì dán bên phải và ngược lại (Trang Thế Đức, Phước Kiến – TQ).

- Thương nhục chế (giã nát), rắc trên Thu*c cao thường dán ở khóe miệng. Bên trái liệt dán bên phải và ngược lại (Nhiếp Hàm Trí, Hà Bắc- TQ).

- Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 12g, Toàn yết 12g, nghiền nát, cho dầu thơm (Hương du) vào quậy đều dùng để dán. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đương Truyền Tuy, Sơn Đông, TQ).

- Nam tinh 12g, Chi tử (sống) 20 trái, giã nát trộn với dấm, dùng để bôi, liệt bên trái bôi vào vùng Giáp xa liệt trái dán bên phải và ngược lại (Quách Đức Hưng, Sơn đông).

- Tỳ ma tử 7 hột, Ba đậu 7 cái, giã nát, dán vào huyệt Thái dương, Đau bên phải dán bên trái và ngược lại (Cung Tôn Tính, Sơn Đông, TQ).

- Tỳ ma tử 8g (bỏ vỏ), Nhũ hương 4g, giã nát. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (Trưng Kinh Võ, Hà Bắc, TQ).

- Băng phiến 1 ít, hòa với máu đuôi lươn, bôi. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (293 Bài Thu*c Gia Truyền).

Ghi Chú: Các bài Thu*c dùng để đắp, bôi, cần theo dõi cẩn thận, khi thấy ngứa, đỏ, dị ứng hoặc hết méo, bỏ Thu*c ra ngay.

IV. Cận lâm sàng:

- Công thức máu, máu lắng, nước tiểu toàn phần: Phát hiện, sàng lọc các nhiễm trùng kèm theo và theo dõi các quá trình viêm, các bệnh của tổ chức liên kết và một số bệnh ác tính.

- Các phương pháp điện S*nh l* trong thăm khám hệ thần kinh ngoại biên như: Thăm dò tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV) có thể biết được mức độ tổn thương của dây thần kinh vận động tương ứng. Phản xạ Blink và đếm đơn vị vận động

V. Tiến triển:

-  Trong liệt dây VII thứ phát: Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ nặng nề và khả năng thuyên giảm của bệnh chính.

- Trong liệt dây VII ngoại vi do lạnh: Các trường hợp nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 - 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng đôi khi để lại di chứng. Một số trường hợp chuyển sang co cứng các cơ bên mặt bị liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi - má sâu, khiến dễ lầm tưởng bên liệt là bên lành.

VI. Phòng bệnh:

- Khi bị bệnh, tìm nguyên nhân để điều trị, cần được chữa trị kịp thời và đúng cách, phải điều trị càng sớm càng tốt, nếu không bệnh có thể để lại di chứng khi đó điều trị rất khó khăn.

- Để phòng ngừa liệt mặt nguyên phát, cần tránh bị lạnh khi đi tàu xe, và nên đóng cửa sổ khi ngủ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài đi tiểu, không để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt khi ngủ.

- Khi bị liệt mặt, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não…

- Điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng và đề phòng chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm.

- Phòng chống nhiễm vi khuẩn bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên điều độ; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng như bến tàu xe, siêu thị, chợ… để tránh bị lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn gây ra. Không lạm dụng Thu*c corticosteroid trong điều trị các bệnh cơ xương khớp.

VII. Tham khảo các địa chỉ khám chữa bệnh:

KHOA THẦN KINH - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (04).38693731 - Fax: (04).38691607

KHOA NỘI THẦN KINH - BV TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Email: khcn108@benhvien108.vn

Website: http://benhvien108.vn

Điện thoại: (069).572.400  & (069).555.283

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm – HBT- HN

ĐT đường dây nóng: (04).38263616 - 39434462 / 0918.489. 239

Fax:  04. 38229353

Mail: icc@nhtm.gov.vn - Web: www.nhtm.gov.vn

BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình

Điện thoại : (08).3864 2142

Fax: (08).3970 6459

Email: thongnhathospi@vnn.vn

Website: www.thongnhathospital.org.vn

CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

KHOA THẦN KINH HOẶC KHOA NỘI HOẶC KHOA ĐÔNG Y CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c24664d76801b217c4f4b25)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY