Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh mất ngủ - Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở tất cả lứa tuổi. Nếu mất ngủ mãn tính kéo dài gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ….

Bệnh mất ngủ là gì, có nguy hiểm không?

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Ảnh minh họa.

Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.

Bệnh mất ngủcó thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).

Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng. mất ngủ mãn tính diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Bệnh mất ngủ không thể chủ quan hay coi thường bởi nếu không khắc phục sớm khiến tình trạng này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như: béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ...

Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp nhưng ít ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất:

Do thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý:

Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá mức dẫn tới mất ngủ.Do thói quen ăn nhiều về đêm, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê, hút Thu*c lá.

Rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thay đổi lịch ngủ bất thường, làm việc theo ca không cố định, chênh lệch múi giờ khi đi nước ngoài.

Phân chia giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều.

Do sử dụng Thu*c: một số loại Thu*c có tác dụng phụ gây ra tình trạng mất ngủ như Thu*c chữa đau đầu chứa caffeine, Thu*c chống viêm chứa corticoid, Thu*c lợi tiểu…

Các bệnh lý

Một số căn bệnh có những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh không thể ngủ được như: Rối loạn tâm thần, trầm cảm; viêm xoang; đau nhức xương khớp; bệnh tim mạch; bệnh đường hô hấp; đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa; bệnh sỏi thận, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến… khiến bệnh nhân phải đi tiểu liên tục trong đêm.

Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tình trạng mất ngủ. khi tuổi ngày càng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoạt động các cơ quan suy giảm, cơ thể mệt mỏi suy nhược khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, gây tình trạng mất ngủ kéo dài.

Môi trường

Nhiều người bị mất ngủ do tác động xấu từ môi trường xung quanh như không gian ngủ chật chội, bức bí khó chịu, đông người ồn ào…

Thay đổi hormone

Rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh… cũng có thể dẫn tới mất ngủ.

Phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý, do đó căn bệnh này cần được điều trị sớm. để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng. đồng thời, áp dụng thêm những phương pháp điều trị, hỗ trợ tìm lại giấc ngủ. nguyên tắc điều trị này áp dụng cho cả những người trẻ và người cao tuổi, cụ thể gồm các phương pháp sau:

Liệu pháp tâm lý chữa bệnh mất ngủ

Phương pháp này chú trọng giúp bệnh nhân thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một số liệu pháp tâm lý thường được thực hiện như:

Yoga chữa bệnh mất ngủ

Luyện khí công

Tập dưỡng sinh

Ngồi thiền

Trị liệu với bác sĩ tâm lý…

Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài Thu*c chữa bệnh mất ngủ từ những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. một số bài Thu*c phổ biến như:

Chữa mất ngủ bằng chuối xanh: dùng 1 quả chuối xanh cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch đem đun sôi với nước. chắt nước chuối xanh pha thêm chút bột quế uống trong ngày.

Chữa mất ngủ bằng mật ong: pha 1 ly sữa ấm rồi thêm vào 2 thìa cà phê mật ong uống trước khi đi ngủ 15 – 20 phút.

Chữa mất ngủ bằng quả dâu tằm: dâu tằm rửa sạch cho vào nồi đất cùng 2 bát nước, đun đến khi còn 1 bát thì dừng, uống khi còn nóng.

Chữa mất ngủ bằng tâm sen: tâm sen sao vàng rồi hãm với nước uống như trà.

Các bài Thu*c này chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng mất ngủ nhẹ. với những trường hợp bệnh mất ngủ nghiêm trọng, phương pháp dân gian không mang tới dược lực đủ mạnh để giúp bệnh nhân tìm lại giấc ngủ ngon. do đó, chỉ nên coi các phương pháp này là biện pháp hỗ trợ. người bệnh vẫn nên tìm đến các cách điều trị bệnh mất ngủ chính thống để tránh làm bệnh kéo dài, dẫn tới mất ngủ mãn tính sẽ khó điều trị hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Bên cạnh việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:

Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.

Không vận động quá sức trước giờ ngủ.

Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.

Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.

Theo Gia đình việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/benh-mat-ngu--nguyen-nhan-va-giai-phap-dieu-tri-hieu-qua-d158251.html

Theo Gia đình việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/benh-mat-ngu-nguyen-nhan-va-giai-phap-dieu-tri-hieu-qua/20201204100755319)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY