Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bệnh nặng vì tự ý dùng Thuốc kéo dài, thêm

Tôi hay bị đầy bụng khó tiêu đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua... Mỗi lần như vậy tôi uống Thuốc muối (nabica) thì thấy đỡ.
Tôi hay bị đầy bụng khó tiêu đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua... Mỗi lần như vậy tôi uống Thuốc muối (nabica) thì thấy đỡ. Tuy nhiên thời gian gần đây uống vào không đỡ mà có biểu hiện khó chịu hơn. Xin hỏi việc tôi dùng thường xuyên như vậy có ảnh hưởng gì không?

(Hải Dương)

Với những biểu hiện lâm sàng mà bạn mô tả nhiều khả năng bạn mắc bệnh lý của hệ thống dạ dày - tá tràng, tuy nhiên là bệnh gì thì bạn cần phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Trong các cơ chế gây ra bệnh lý dạ dày - tá tràng thì có một vấn đề khá quan trọng đó là sự tăng tiết HCl trong thành phần dịch vị, chính vì vậy có một nhóm Thuốc để điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng là nhóm Thuốc antacid và nabica mà bạn nói thuộc vào nhóm này.

Các Thuốc antacid có tác dụng tương tác với HCl tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu do đó làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin. Cho đến nay có nhiều loại Thuốc antacid dùng để chữa loét tiêu hóa. Một Thuốc antacid được gọi là lý tưởng phải đủ mạnh để trung hoà acid dạ dày, rẻ tiền, dễ uống, ít hấp thu vào máu từ đường dạ dày ruột, đồng thời ít tác dụng phụ.

- Bicarbonat natri và canci carbonat là các antacid tác dụng nhanh, mạnh, rẻ tiền. Nhưng bicarbonat natri có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri (hội chứng sữa - kiềm), đồng thời nó gây một cơ chế quay lại (feed back) làm tăng tiết gastrin dẫn đến HCl lại được tiết nhiều hơn trước. Canxi carbonat cũng gây nên hội chứng sữa kiềm và canxi còn kích thích trực tiếp lên tế bào thành gây tăng tiết HCl. Do đó các Thuốc này hiện nay hầu như không dùng trong điều trị loét tiêu hóa.

Thuốc antacid được sử dụng rộng rãi hiện nay là hỗn hợp giữa nhôm hydroxyt và magie hydroxyt. Các Thuốc này tương đối an toàn, ít hấp thu tại niêm mạc dạ dày ruột, tác dụng trung hòa HCl mạnh.

Như vậy trong trường hợp của bạn cần đến cơ sở y tế có uy tín, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó bác sĩ sẽ cho bạn chỉ định điều trị cụ thể, trong mọi trường hợp không nên dùng Thuốc">tự ý dùng Thuốc
tránh những hậu quả không đáng có.

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-nang-vi-tu-y-dung-thuoc-keo-dai-them-13443.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY