Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân Covid-19 nguy kịch mang thai 35 tuần được cứu sống thần kỳ cả mẹ và con sau 9 lần lọc máu

(MangYTe) - Chiều 26/6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, bệnh nhân Covid-19 nguy kịch thứ 16 mang thai 35 tuần đã được cứu sống thành công cả mẹ và con.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân L. T. K., nữ, 33 tuổi ở Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Bệnh nhân có lấy chồng sau 11 năm mới được mang thai lần đầu. thai ivf( lần 2) 35 tuần. bệnh nhân có yếu tố dịch tễ tiếp xúc f0, được cách ly 4/5/202021, phát hiện dương tính ngày 13/5/2021.

Ngày 19/5/2021, bệnh nhân sốt cao, tức ngực, khó thở nhiều, được bệnh viện tuyến dưới chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại bv bệnh viện nhiệt đới trung ương, bệnh nhân được hội chẩn các chuyên khoa hồi sức cấp cứu, sản khoa, ngoại khoa, các bác sĩ tiên lượng nguy kịch với cả mẹ và con. do bệnh nhân suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi nặng nề, thai 35 tuần, sản phụ có phù 2 chi dưới nhiều, theo dõi tình trạng tiền sản giật. hơn nữa, bệnh nhân có rối loạn nặng nề về đông máu. vì vậy, các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh hết sức phức tạp, cần hội chẩn thêm chuyên khoa huyết học để dùng Thu*c chống đông máu phù hợp. các bác sĩ thống nhất cần phối hợp tất cả các chuyên khoa để cố gắng cứu sống cả mẹ và con vì đây là trường hợp hiếm muộn rất éo le.

Bệnh nhân Covid-19 nguy kịch mang thai 35 tuần được cứu sống thần kỳ cả mẹ và con sau 9 lần lọc máu.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, nhận thấy tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân nặng dần lên, nguy cơ suy thai do mẹ thiếu oxy, các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn chỉ định mổ cấp cứu lấy con vào ngày 21/5/2021. Cháu bé 35 tuần tuổi nặng 2600g đã cất tiếng khóc chào đời đầu tiên trong niềm hân hoan của tập thể y bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Cháu bé được chăm sóc theo dõi tại khoa Nhi của bệnh viện.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, người mẹ tiếp tục được hồi sức, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, thở máy với chế độ dành cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tính.

Ngày 22/5/2021, bệnh nhân tiến triển nặng, có toan chuyển hóa, ts vũ đình phú - trưởng khoa hồi sức tích cực sau khi hội chẩn bệnh nhân đã quyết định: thở máy kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokines. kiểm soát nguyên nhân toan chuyển hóa, duy trì an thần giảm đau để bệnh nhân thở theo máy hàm hạn chế tổn thương phổi, duy trì Thu*c chống đông máu theo mục tiêu điều trị, theo dõi đánh giá thường xuyên để điều chỉnh kịp thời các biện pháp điều trị.

Sau 8 ngày thở máy và 6 lần lọc máu liên tục, đến ngày 29/5/2021, bệnh nhân chưa có dấu hiệu tốt lên, thậm chí chức năng phổi còn suy giảm nhiều, chỉ số chức năng phổi giảm nặng, ăn sữa qua sonde dạ dày không tiêu. bệnh nhân tiếp tục được thở máy qua mở khí quản, lọc máu thêm 3 lần nữa, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn điện giải, dinh dưỡng bổ trợ đường tĩnh mạch, chăm sóc tích cực, tập phục hồi chức năng, và các chăm sóc sản khoa.

Sau 21 ngày thở máy liên tục và 9 lần lọc máu, kết hợp các biện pháp điều trị và chăm sóc tích cực chuyên sâu, bệnh nhân đã có những tiến triển tốt. Bệnh nhân được chuyển thở máy theo chế độ tự thở một phần.

Đến ngày 13/6/2021, bệnh nhân được bỏ máy thở thành công. 6 ngày sau khi bỏ được thở máy, bệnh nhân đã có những chuyển biến vượt trội, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, ăn tiêu tốt, các điều dưỡng bắt đầu tập vận động tại giường cho bệnh nhân.

Đến hôm nay 26/6/2021, bệnh nhân ổn định, hoàn toàn khỏe mạnh, được xuất viện và được Sở Y tế Điện Biên điều xe xuống đón. Còn con của chị sau một thời gian được chăm sóc tại Khoa Nhi đã đảm bảo sức khoẻ, không bị nhiễm Covid-19 từ mẹ và được về với gia đình.

Ts vũ đình phú - trưởng khoa hồi sức tích cực cho biết, ca bệnh nguy kịch này đòi hỏi yêu cầu chuyên môn rất cao, sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa và của các lực lượng thầy Thu*c. toàn bộ thầy Thu*c, đặc biệt là bác sĩ trần văn kiên, người trực tiếp điều trị, luôn luôn sát sao, kiên trì, chủ động sáng tạo trong theo dõi, đánh giá và điều trị người bệnh. cảm xúc hài lòng và hạnh phúc dâng trào trong đôi mắt của anh khi anh nhìn thấy sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ đã giúp cho mẹ con, gia đình được đoàn tụ sau khi chạm cửa thần ch*t!

Cũng trong ngày hôm nay có thêm 1 bệnh nhân nặng , 60 tuổi mắc bệnh nền, hồi phục tốt, được chuyển khỏi đơn vị icu. đây là ca covid-19 nguy kịch thứ 17 tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương được hồi phục khỏe mạnh trong đợt dịch thứ 4 này.

Trong ngày hôm nay tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương còn có thêm 6 bệnh nhân khỏi bệnh được ra viện trở về địa phương theo dõi theo quy định.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/benh-nhan-covid-19-nguy-kich-mang-thai-35-tuan-duoc-cuu-song-than-ky-ca-me-va-con-sau-9-lan-loc-mau-425040.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY