Theo thống kê, tại Việt Nam đang có tới 3,5 triệu người chung sống với bệnh đái tháo đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và có nguy cơ gia tăng mạnh.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết: Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần sáu người bị biến chứng do đái tháo đường.
Nguy hiểm hơn, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người trong độ tuổi 25 - 30 mắc đái tháo đường mà không hay biết. Thậm chí, tại nước ta đã ghi nhận có những trường hợp trẻ 12, 13 tuổi bị đái tháo đường type 2.
Trong khi đó, đáng nói là nhiều người mắc đái tháo đường lại không biết mình bị bệnh. Hiện nay, chỉ có trên 30% số bệnh nhân đái tháo đường trong độ tuổi từ 18- 69 tuổi được chẩn đoán, còn đến gần 70% chưa được chẩn đoán, phát hiện.
Theo TS. Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguyên nhân dẫn đến đái tháo là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút Thu*c và uống nhiều rượu bia.
Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây |
Theo đều tra của Bộ Y tế cho thấy, khoảng 45,3% nam giới Việt Nam (tương đương 16 triệu người) hút Thu*c lá, 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây; 30% dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành mắc thừa cân béo phì.
Như vậy, nếu loại trừ được các hành vi nguy cơ trên sẽ giúp phòng tránh được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2.
Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng, nếu bị thừa cân (BMI>23) hoặc béo phì người dân cần duy trì giảm cân đều đặn, tránh lối sống tĩnh tại, thay vào đó, mọi người cần tích cực vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu một người ăn đủ 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải hạn chế các loại đồ uống không lành mạnh như rượu, bia, nước ngọt có ga và không hút Thu*c lá... Tránh stress cũng góp phần giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường.
Chủ đề liên quan:
bệnh đái tháo đường bệnh nhân bệnh nhân đái tháo đường đái tháo đường liệu pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường người bị biến chứng do đái tháo đường tăng đường huyết tháo đường việt nam