Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19 ở Trung Quốc có thể từ tháng 11/2019

Dân trí Việc truy tìm “bệnh nhân số 0” trong dịch viêm phổi cấp Covid-19 ở Trung Quốc có thêm manh mối mới khi giới chức nước này phát hiện một phụ nữ ở Hồ Bắc nhiễm bệnh từ giữa tháng 11 năm ngoái. Trung Quốc tuyên bố vượt qua đỉnh dịch Covid-19 Bác sĩ Trung Quốc bị khiển trách vì cảnh báo sớm về Covid-19 Trung Quốc đóng cửa 15 bệnh viện dã chiến ở tâm dịch Vũ Hán

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết, dựa vào thông tin thống kê, giới chức Trung Quốc đến nay đã xác định được ít nhất 266 người mắc Covid-19 năm ngoái ở nước này. Tất cả những bệnh nhân này đều được giám sát y tế chặt chẽ. Nhiều trường hợp thậm chí đã mắc bệnh từ trước khi giới chức y tế Trung Quốc bắt đầu xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ những ca nghi ngờ.

Các nhà khoa học đang cố gắng lập bản đồ lan truyền của Covid-19 kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào tháng 1/2020. Hiểu được cơ chế lây truyền bệnh và cách thức phát hiện các ca bệnh có thể góp phần quan trọng vào việc đánh giá mối đe dọa do Covid-19 gây ra.

Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, một phụ nữ 55 tuổi ở Hồ Bắc có thể là người đầu tiên mắc Covid-19 vào ngày 17/11/2019. Kể từ đó, mỗi ngày Trung Quốc phát hiện thêm từ 1-5 ca mắc bệnh mới. Đến ngày 15/12/2019, số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên 60 mặc dù đến tận ngày 11/1/2020 giới y tế Vũ Hán vẫn tuyên bố chỉ ghi nhận 41 ca.

Hôm 27/12/2019, bác sĩ Zhang Jixian của bệnh viện tỉnh Hồ Bắc cho biết với giới chức y tế rằng, bệnh viêm phổi cấp này do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra. Đến thời điểm đó, Trung Quốc đã có hơn 180 người nhiễm bệnh. Số ca Covid-19 tại Trung Quốc tăng lên 266 người vào ngày cuối cùng của năm 2019 và vọt lên 381 ca trong ngày đầu tiên của năm 2020.

Cũng theo dữ liệu này, trong số 9 bệnh nhân ghi nhận vào tháng 11 có 4 đàn ông và 5 phụ nữ, tất cả trong độ tuổi từ 39-79. Tuy nhiên, không có người nào trong số đó được xác định là "bệnh nhân số 0", do vậy giới khoa học Trung Quốc cho rằng, dịch có thể đã khởi phát từ sớm hơn. Việc tìm ra "bệnh nhân số 0" có ý nghĩa quan trọng để xác định virus đã lây truyền sang người như thế nào.

Theo thông tin trên trang chủ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ca bệnh Covid-19 đầu tiên ở Trung Quốc được xác định vào ngày 8/12. Tuy nhiên, WHO không tự theo dõi, thu thập số liệu mà dựa vào thông tin do giới chức Trung Quốc cung cấp.

Một báo cáo của các bác sĩ thuộc Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán - những người điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 đầu tiên - được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet, cho rằng ca bệnh đầu tiên được xác định vào ngày 1/12/2019. Chỉ đến cuối tháng 12/2019, giới y khoa ở Vũ Hán chỉ biết rằng họ đang đối phó với dịch bệnh do loại virus chủng mới gây ra.

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019. Đến nay dịch đã lan ra ít nhất 118 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến hơn 4.600 người Tu vong, hơn 125.000 người mắc bệnh. Dịch đang có xu hướng bùng phát nhanh tại Iran và một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là Italia.

WHO trong tuần này đã công bố Covid-19 là đại dịch nhằm kêu gọi các nước quyết liệt ứng phó, dập dịch.

Minh Phương
Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/benh-nhan-dau-tien-mac-covid-19-o-trung-quoc-co-the-tu-thang-112019-20200313103152581.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY